tailieunhanh - Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản

Bài viết giới thiệu, so sánh nghệ thuật uống trà của người Việt Nam với nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản; chỉ ra những nét riêng khác biệt, cũng như điểm chung về nghệ thuật uống trà trong đời sống thường nhật của người dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 NGHỆ THUẬT UỐNG TRÀ CỦA VIỆT NAM VÀ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN PHẠM TẤN THIÊN * Tóm tắt: Văn hóa ẩm thực là một mảng đặc sắc trong nền văn hóa của mỗi một dân tộc. Trong đó, nghệ thuật uống trà là một nét văn hóa độc đáo. Trà là một loại đồ uống quen thuộc từ bao đời nay, phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mỗi một dân tộc lại có sở thích, thói quen thưởng thức trà khác nhau. Trong khi nghệ thuật uống trà ở Nhật Bản được nâng lên thành “đạo”, gọi là Trà đạo, thì ở Việt Nam, việc uống trà lại phát triển theo hướng không quá cầu kỳ, giản dị và thân thuộc trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Bài viết giới thiệu, so sánh nghệ thuật uống trà của người Việt Nam với nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản; chỉ ra những nét riêng khác biệt, cũng như điểm chung về nghệ thuật uống trà trong đời sống thường nhật của người dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Từ khóa: Văn hóa ẩm thực, văn hóa trà, nghệ thuật uống trà. 1. Không gian văn hóa trà . Không gian Trà đạo Nhật Bản Trà thất (Sukiya): Sukiya gồm có một phòng trà chính kích thước bằng bốn chiếc chiếu rưỡi, đủ để tiếp đón không quá 5 người; một phòng “thủy ốc” (Mizuya) để rửa và sắp xếp các bộ trà trước khi bưng vào trà thất; một hành lang ở cửa ra vào (Machiai) để khách đợi tới khi chủ nhân mời vào; và một “lộ địa” (Roji) là lối đi trong vườn nối liền hành lang với trà thất. Trà thất là nơi dành riêng cho việc uống trà. Nó được xây dựng một cách mong manh, đơn giản với lớp mái tranh, những chiếc cột mỏng mảnh, những cái cọc chống bằng tre, bên trong bài trí hết sức đơn giản. Thường trà thất được cất ở chỗ u tịch 104 nhất trong hoa viên, và cũng cần có cây cao, hoa nở bốn mùa, suối reo, lối đi rải đá cuội, rong xanh trải đất(1). Lối vào nhà nhỏ và thấp, người võ sĩ đạo thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài. Ngay trong phòng trà cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
170    252    4    29-03-2024
31    225    0    29-03-2024
10    109    0    29-03-2024
7    119    0    29-03-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.