tailieunhanh - Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

Trong khi đó câu chuyện quản lý xã hội nông thôn là việc giải quyết sự đan cài phức tạp giữa các nhân tố quản trị, nhằm thiết lập mô hình quản lý xã hội phù hợp với bối cảnh phát triển. Quá trình hiện đại hóa là xu thế tất yếu, điều quan trọng là phải tháo gỡ những rào cản để kích thích sự đổi mới, tạo ra những động năng xã hội và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. | Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY NGUYÊN BÙI QUANG DŨNG * NGUYỄN HOÀI SƠN ** Tóm tắt: Thực tiễn phát triển Tây Nguyên hiện nay đòi hỏi phải tìm ra những động lực mới, lời giải mới, đặc biệt là vấn đề tam nông. Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Tây Nguyên cần được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, chỉnh thể, trong chiến lược phát triển liên vùng và hội nhập quốc tế. Về nông nghiệp, vấn đề then chốt là tìm kiếm những thể chế nhằm phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế nông nghiệp, tiến tới nền sản xuất hàng hóa. Trong khi đó câu chuyện quản lý xã hội nông thôn là việc giải quyết sự đan cài phức tạp giữa các nhân tố quản trị, nhằm thiết lập mô hình quản lý xã hội phù hợp với bối cảnh phát triển. Quá trình hiện đại hóa là xu thế tất yếu, điều quan trọng là phải tháo gỡ những rào cản để kích thích sự đổi mới, tạo ra những động năng xã hội và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Từ khóa: Nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Tây Nguyên. 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp Việt Nam trong thập niên 1980 được đánh dấu bằng các chính sách cải cách quan trọng; đầu tiên là Khoán 100 (Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, năm 1981); tiếp sau đó là Khoán 10 về “đổi mới quản lí nông nghiệp” (Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ban hành tháng 4/1988), theo đó ruộng đất từng bước được giao cho người dân quản lý. Các chính sách đó đã khôi phục lại bản chất vốn có của hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Từ sau đó, những cải cách pháp lý tiếp tục ra đời đã hỗ trợ sự phát triển của thị trường đất đai. Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi vào năm 1998 và 2001, và Luật Đất đai mới năm 2003 tiếp tục cải cách chính sách về đất đai trên cơ sở giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân và hộ gia đình. Những cải cách quan trọng này đã tháo gỡ những điểm nghẽn, đem đến những động lực phát triển mới và đưa Việt Nam từ một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN