tailieunhanh - Khoa học nước ngoài, Tạp chí khoa học, Đại hội lần thứ 19, Chính sách đối ngoại đối với Việt Nam, Báo cáo chính trị
Bài viết sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ từ điển và trong các tác phẩm văn học cũng như thực tế đời sống, tiến hành phân tích, đối chiếu các tầng nghĩa của những từ ngữ có chứa tên gọi chó trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. | “CHÓ” TRONG NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA TRUNG - VIỆT Phạm Ngọc Hàm* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 13 tháng 12 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 22 tháng 01 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 01 năm 2018 Tóm tắt: Chó là một trong mười hai con giáp gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa nông nghiệp của hai nước Việt - Trung. Trải qua quá trình tiếp xúc, thuần hóa coi làm vật nuôi trong nhà, con người đã phát hiện được những thuộc tính bản chất mang tính hai mặt của chó và liên hệ với đời sống xã hội. Từ đó hình thành nên một lớp từ ngữ có chứa tên loài vật rất gần gũi này với những tầng nghĩa đa dạng, thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận của nhân dân hai nước. Bài viết sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ từ điển và trong các tác phẩm văn học cũng như thực tế đời sống, tiến hành phân tích, đối chiếu các tầng nghĩa của những từ ngữ có chứa tên gọi chó trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Từ khóa: chó, tiếng Hán, tiếng Việt, ẩn dụ 1. Đặt vấn đề Thế giới động vật trong tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và có quan hệ mật thiết với đời sống của con người. Trong quá trình chinh phục thế giới tự nhiên, con người đã thuần hóa và thu nhận hàng loạt các loài như chó, dê, trâu, ngựa và biến chúng trở thành vật nuôi có ích trong gia đình, phục vụ nhiều phương diện đời sống xã hội. Qua tiếp xúc, con người đã nhận thức được những thuộc tính bản chất của các loài vật, thông qua tư duy trừu tượng, liên hệ với đời sống, khiến cho thế giới tự nhiên và con người càng gắn kết với nhau. Từ đó hình thành nên một trong những trường từ vựng – ngữ nghĩa quan trọng: trường từ vựng – ngữ nghĩa động vật trong các ngôn ngữ với những tầng nghĩa đa dạng. Đặc biệt là trong tiếng Hán và tiếng Việt, 11 loài động vật trong tự nhiên cùng với rồng – loài vật tồn tại trong trí .
đang nạp các trang xem trước