tailieunhanh - SKKN: Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nội pháp luật của môn GDCD lớp 9

Qua đề tài này mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD nói chung và giảng dạy pháp luật trong môn GDCD lớp 9 ở trường THCS nói riêng. Theo tôi việc tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 là để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nươc. Giúp các em có đủ sự tự tin và bản lĩnh để có sự lựa chọn đúng đắn cho cuộc sống tương lai như tiếp tục học phổ thông, học nghề hay vừa học vừa làm,. | Trong thời gian qua, tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật nói chung và phạm tội nói riêng đang trở thành nỗi nhức nhối của xã hội, với số lượng ngày tăng, tổ chức ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Trên địa bàn tỉnh ta, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, trong năm 2014, đã xảy ra 254 vụ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, với 357 đối tượng (trong đó khởi tố 116 vụ, 163 đối tượng). Trong số các hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra, chủ yếu là các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản, như: cưỡng đoạt, cướp, trộm cắp, cướp giật tài sản là 127 vụ, 194 đối tượng (trong đó có 64 vụ, 94 đối tượng bị khởi tố); cố ý gây thương tích là 81 vụ, 110 đối tượng (trong đó có 33 vụ, 47 đối tượng bị khởi tố); đáng chú ý là thanh thiếu niên gây ra 07 vụ giết người, 04 vụ hiếp dâm Đa số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật là nam giới, chiếm 99,7% (356/357), số thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường vi phạm là 17,9% (64/357). Về trình độ văn hoá, đối tượng vi phạm không biết chữ chiếm 2,5%; tiểu học chiếm 38,3%; trung học cơ sở chiếm 63,6%; trung học phổ thông chiếm 9,5%; trong số đó 82% đối tượng đã bỏ học.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN