tailieunhanh - Giá trị văn hóa: Một số hàm ý cho nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở giá trị văn hóa và giao tiếp liên văn hóa

Bài viết này trình bày tổng quan về vai trò của giá trị văn hóa, đặc biệt là tính cá nhân, tính cộng đồng trong nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa. Bài viết tìm hiểu một mô hình nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên giá trị văn hóa có thể được tiến hành như thế nào, và tổng quan một số hàm ý cho giao tiếp liên văn hóa dựa trên sự đối lập giữa hai giá trị gốc là tính cá nhân và tính cộng đồng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. | NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VĂN HÓA: MỘT SỐ HÀM Ý CHO NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRÊN CƠ SỞ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA Nguyễn Hòa* Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 05 tháng 09 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 01 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 01 năm 2018 Tóm tắt: Giá trị văn hóa từ lâu đã là một khái niệm được thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Kluckhohn và Strodtbeck (1961), Hartman (1967), Kluckhohn (1967), Rokeach (1972), Hofstede (1980), Trần Ngọc Thêm (2006/2016). Nó được nhìn nhận như là một bộ phận của giá trị nói chung, và giá trị nhân sinh nói riêng (Trần Ngọc Thêm, 2016). Giá trị văn hóa có vai trò tác động đến hành vi ứng xử của con người, bao gồm cả hành vi giao tiếp bằng ngôn từ/phi ngôn từ. Hofstede gọi giá trị văn hóa là các “phần mềm tinh thần - mental software”. Bài viết này là một tổng quan về vai trò của giá trị văn hóa, đặc biệt là tính cá nhân, tính cộng đồng trong nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem một mô hình nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên giá trị văn hóa có thể được tiến hành như thế nào, và tổng quan một số hàm ý cho giao tiếp liên văn hóa dựa trên sự đối lập giữa hai giá trị gốc là tính cá nhân (được coi là đặc trưng của văn hóa phương Tây) và tính cộng đồng (được coi là đặc trưng của văn hóa phương Đông) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Từ khoá: giá trị gốc, giá trị phái sinh, tính cá nhân, tính cộng đồng, thiên hướng giá trị 1. Mở đầu Văn hóa là một vấn đề nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Dường như ai cũng có thể có những nhận xét, ý kiến về “văn hóa” từ góc độ hay quan điểm riêng của mình. Mọi vấn đề về văn hóa đều thú vị song thường gây tranh luận. Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên một giả thiết phổ biến là không có văn hóa “hay” hay văn hóa “không hay”, mà tính “phù hợp” là một tiêu chí quan trọng nhất. Hai là, con người có khả năng suy ngẫm về văn hóa, và điều chỉnh cho phù hợp. Việc sử .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN