tailieunhanh - Chuyên đề Cấu tạo và chức năng của tim - Đàm Thị Vân
Chuyên đề "Cấu tạo và chức năng của tim" trình bày nội dung lý thuyết về cấu tạo và chức năng của tim, các đặc tính sinh lí của cơ tim, chu kì hoạt động của tim, thể tích tâm thu, lưu lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng, điều hòa hoạt động của tim. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học. . | CHUYÊN ĐỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIM THUYẾT: 1. Chức năng của tim: Tim có chức năng như một cái bơm, vừa đẩy vừa hút máu, trong 24 giờ tim bóp lần đẩy lít máu. Tim là động lực chính của hệ tuần hoàn. 2. Cấu tạo của tim: . Vị trí, hình dạng tim: Tim là một khối cơ rỗng, trọng lượng khoảng 300gram. Tim người nằm trong lồng ngực được bao bởi bao tim. Gốc tim nằm phía trên, ở khoảng giữa xương ức. Mỏm tim thon lại nằm phía dưới, lệch về phía trái khoảng 400 so với trục dọc cơ thể (Hình 1). Hình 1: Vị trí tim trong lồng ngực . Giải phẫu tim: Tim có vách ngăn ( vách nhĩ thất) chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, giàu CO2, nửa trái chứa máu đỏ tươi, giàu O2. Nếu có tật ở vách ngăn này sẽ dẫn tới tật thông liên nhĩ và tật thông liên thất. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào tâm nhĩ phải, máu từ tâm thất phải được bơm vào động mạch phổi trái và phải. Máu từ bốn tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái và máu từ tâm thất trái được bơm vào động mạch chủ (Hình 2). Đàm Thị Vân – Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình Page 1 Hình 2: Cấu tạo tim người (bổ dọc) Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ tim dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt(Hình 3) . Hình 3: Cấu tạo thành tim Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tổng máu vào động mạch phổi và động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ khoảng 30mmHg nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn khoảng 120mmHg. Chính sự khác biệt về áp lực bơm máu giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải hoạt động thường vặn mình sang bên trái làm cấu tạo của hai .
đang nạp các trang xem trước