tailieunhanh - Tiểu luận Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề

Tiểu luận Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề được nghiên cứu nhằm giúp cho người học chủ động, tích cực hơn trong việc học cũng như trong cuộc sống tương lai. Để nắm vững nội dung chi tiết tài liệu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích đến các bạn trong quá trình học tập. | Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề” GVHD: Trần Hữu Thi PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ” A. Dẫn nhập: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học đã được đặt ra, và là định hướng quan trọng về cải cách giáo dục của nước ta hiện nay. Dưới làn sóng đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động và sáng tạo, có tính thích nghi cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Với phương châm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, bao gồm nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp dạy học chương trình hóa, phương pháp dạy hợp tác, dạy học khám phá, dạy học theo dự án. Trong đó, phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là một trong những phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nước ta hiện nay. Mặc dù, dạy học không đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà là một quá trình trong đó người lĩnh hội, tự kiến tạo những kỹ năng, tri thức cần thiết cho cuộc sống của mình, nhằm đáp ứng những thách thức của cuộc sống mà người học sẽ đối diện. Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” sẽ giúp cho người học chủ động, tích cực hơn trong việc học cũng như trong cuộc sống tương lai. HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 1 GVHD: Trần Hữu Thi Tiểu luận Phƣơng pháp dạy học “Nêu và Giải quyết vấn đề” B. Nội dung: 1. Một số khái niệm đƣợc dùng trong phƣơng pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề”: Khái niệm vấn đề: Theo lence: “Vấn đề là một câu hỏi nảy .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN