tailieunhanh - Trở lực từ một số chủ thể trong hệ thống quốc tế trên con đường trở thành bá quyền của Trung Quốc
Bài viết đề cập đến các nhận định về tham vọng quyền lực của Trung Quốc, tiếp theo đó là phân tích các trở lực đối với Trung Quốc đến từ các chủ thể trong hệ thống quốc tế gồm thể chế, định chế quốc tế, các quốc gia láng giềng và Hoa Kỳ. Nghiên cứu này cho rằng đây là các trở lực không dễ vượt qua vì vẫn còn một chặng đường dài phía trước để Trung Quốc có thể đạt được một quyền lực kết hợp giữa cứng và mềm vượt trội nhằm áp đảo và thuyết phục các chủ thể của các trở lực này. | TRỞ LỰC TỪ MỘT SỐ CHỦ THỂ TRONG HỆ THỐNG QUỐC TẾ TRÊN CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC Nguyễn Ngọc Anh* Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ và Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 29 tháng 08 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu trước tiên đề cập đến các nhận định về tham vọng quyền lực của Trung Quốc, tiếp theo đó là phân tích các trở lực đối với Trung Quốc đến từ các chủ thể trong hệ thống quốc tế gồm thể chế, định chế quốc tế, các quốc gia láng giềng và Hoa Kỳ. Nghiên cứu này cho rằng đây là các trở lực không dễ vượt qua vì vẫn còn một chặng đường dài phía trước để Trung Quốc có thể đạt được một quyền lực kết hợp giữa cứng và mềm vượt trội nhằm áp đảo và thuyết phục các chủ thể của các trở lực này. Từ khoá: Trung Quốc, bá quyền, hệ thống quốc tế, quyền lực Đặt vấn đề Sau mấy thập kỷ kinh tế tăng trưởng cao, năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Được hậu thuẫn bởi tiềm lực kinh tế dồi dào, Trung Quốc đã thực thi các chính sách đối ngoại nhằm nâng cao địa vị và ảnh hưởng của mình trong hệ thống quốc tế, trong đó đáng kể nhất là Sáng kiến Một vành đai-Một con đường (OBOR), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), cùng với đó là sự quyết đoán và cứng rắn trong các sự vụ quốc tế (Michael D. Swaire, 2010) và ngân sách quốc phòng hàng năm tăng hai con số(1). Người ta đã dùng cụm từ quyền lực đang chuyển dịch từ Tây sang Đông để ám chỉ sự trỗi dậy và gia tăng quyền lực của Trung Quốc (Gideon Rachman, 2017). Giới nghiên cứu quốc tế cho rằng Trung Quốc đang muốn trở thành bá quyền. Bước sang thế kỷ 21, cả thế giới đã chứng kiến sự tăng tốc của toàn ĐT.: 84-912093346 Email: ngocanh2us@ 1 Thống kê của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, truy cập tại: databases/milex * cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn .
đang nạp các trang xem trước