tailieunhanh - Đổi mới để khoa học và công nghệ là then chốt trong sự phát triển của đất nước

Bài này phân tích so sánh về hai vấn đề. Một là về sự thiếu vắng của thành phần doanh nghiệp trong cơ cấu khoa học và công nghệ của Việt Nam. Hai là về đổi mới nền khoa học và công nghệ Việt Nam, như tổ chức các chương trình phục vụ các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ, xây dựng và thực hiện các chương trình trọng điểm, hay khuyến khích và tạo cơ chế để nhiều nhà khoa học giỏi tham gia các chương trình này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 165-178 Đổi mới để khoa học và công nghệ là then chốt trong sự phát triển của đất nước Hồ Tú Bảo* Viện Khoa học và công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Nhật Bản Nhận ngày 06 tháng 10 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2016 Tóm tắt: Bài này phân tích so sánh về hai vấn đề. Một là về sự thiếu vắng của thành phần doanh nghiệp trong cơ cấu khoa học và công nghệ của Việt Nam. Hai là về đổi mới nền khoa học và công nghệ Việt Nam, như tổ chức các chương trình phục vụ các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ, xây dựng và thực hiện các chương trình trọng điểm, hay khuyến khích và tạo cơ chế để nhiều nhà khoa học giỏi tham gia các chương trình này. Từ khoá: Thành phần của khoa học và công nghệ, loại hình nghiên cứu, nhu cầu xã hội, tái cơ cấu nền khoa học và công nghệ. 1. Đặt vấn đề Lực lượng khoa học Việt Nam bắt đầu hình thành dưới thời Pháp thuộc ở một nước nông nghiệp lạc hậu. Những trí thức đầu tiên hầu hết chỉ được đào tạo về khoa học cơ bản như Toán, Luật, Y. và hầu như không có người được đào tạo liên quan tới kỹ nghệ, máy móc, và công nghiệp. Rất hiếm người như kỹ sư Trần Đại Nghĩa bí mật tìm hiểu về vũ khí để về nước làm súng đạn đánh Pháp. Từ đó đến nay, khoa học cơ bản luôn được đề cao ở Việt Nam [3, 4], và đây cũng là lĩnh vực chúng ta có nhiều thành tựu quốc tế nhất. Nhưng cũng có thể thấy Việt Nam đã không có yếu tố kỹ nghệ như Nhật Bản và Hàn Quốc vào đầu thế kỷ trước [5-10], và dường như điều này liên quan đến sự phát triển khoa học và công nghệ của ta hiện nay? Số người được đào tạo có bằng cấp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam khá lớn dù chưa đủ. Tuy nhiên, một phần lớn của lực lượng này không tham gia hoặc tham gia chưa hiệu quả vào các hoạt động khoa học và công nghệ. Mỗi khi có vụ việc gì, như biển miền Trung bị Formosa bức tử hay đồng bằng sông Cửu Long đang dần thiếu nước, chúng ta có tìm ra người Then .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN