tailieunhanh - Đạo đức gia đình trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Pháp luật phong kiến Việt Nam (PLPKVN) đã thể chế hóa đạo đức truyền thống bằng những nghĩa vụ cụ thể và chế tài bảo vệ khi các thành viên trong gia đình có sự vi phạm về đạo đức. Những giá trị và hạn chế của PLPKVN được kế thừa chọn lọc và loại bỏ theo tinh thần đảm bảo sự công bằng, tự do và nhân quyền cho phụ nữ, người già và trẻ em - những người yếu thế trong gia đình và xã hội. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(78) - 2014 ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM PHẠM THỊ THU HIỀN* Tóm tắt: Thời phong kiến, trong gia đình, không chỉ có Nho giáo mà ngay cả đạo đức nền tảng của người Việt Nam cũng xác lập cách thức ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Sự kết hợp hài hòa giữa đạo đức nền tảng và Nho giáo trong quan hệ giữa các thành viên gia đình đã tạo nên văn hóa gia đình truyền thống của người Việt Nam. Pháp luật phong kiến Việt Nam (PLPKVN) đã thể chế hóa đạo đức truyền thống bằng những nghĩa vụ cụ thể và chế tài bảo vệ khi các thành viên trong gia đình có sự vi phạm về đạo đức. Những giá trị và hạn chế của PLPKVN được kế thừa chọn lọc và loại bỏ theo tinh thần đảm bảo sự công bằng, tự do và nhân quyền cho phụ nữ, người già và trẻ em - những người yếu thế trong gia đình và xã hội. Từ khóa: Đạo đức, phong kiến Việt Nam, pháp luật. 1. Quy định về đạo đức gia đình của Nho giáo Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức đề cao yếu tố con người và ràng buộc mối quan hệ giữa con người với nhau trong phạm vi gia đình, xã hội và quốc gia bằng những tiêu chí đạo đức nhất định. Nho giáo do Khổng Tử thời Xuân Thu sáng lập, Mạnh Tử thời Chiến Quốc bổ sung và Đổng Trọng Thư thời Hán là người hoàn thiện. Trong 6 mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè, thầy - trò, Nho giáo coi các mối quan hệ trong gia đình là trung tâm bởi gia đình là tế bào của xã hội. Để tạo ra một trật tự gia đình chặt chẽ có trên có dưới, “cha nên cha, con nên con, anh nên anh, em nên em, vợ nên vợ, chồng nên chồng”(1), theo Nho 28 giáo, các thành viên trong gia đình cần cư xử theo những quy tắc nhất định. Theo thuyết tam cương(2), quan hệ cha con là mối quan hệ được đặt trên đầu. Quan hệ này đòi hỏi phải có sự tác động qua lại bởi những tiêu chí đạo đức nhất định, cha từ con hiếu. Dựa trên học thuyết Âm dương ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng cha là mùa xuân nên có đức dưỡng sinh, con đại diện cho mùa hè nên có đức dõi theo, do
đang nạp các trang xem trước