tailieunhanh - Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam

Bài viết chỉ ra quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc của các thế hệ sử gia Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu phân tích tám vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam ở cả Việt Nam và ở nước ngoài đã và đang quan tâm nghiên cứu, tranh luận sôi nổi, trong đó đặc biệt là các vấn đề định nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự ra đời của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, quá trình dân tộc và sự phát triển của dân tộc Việt Nam, tính thống nhất và các đặc điểm của dân tộc Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 77-89 Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Phạm Hồng Tung* Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 10 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2016 Tóm tắt: Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là những vấn đề quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam nói riêng. Trong bài tham luận này, tác giả cố gắng chỉ ra quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc của các thế hệ sử gia Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu phân tích tám vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam ở cả Việt Nam và ở nước ngoài đã và đang quan tâm nghiên cứu, tranh luận sôi nổi, trong đó đặc biệt là các vấn đề định nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự ra đời của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, quá trình dân tộc và sự phát triển của dân tộc Việt Nam, tính thống nhất và các đặc điểm của dân tộc Việt Nam, Tác giả không chỉ nêu ra ý kiến của mình về từng vấn đề mà còn gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ khóa: Dân tộc, Chủ nghĩa dân tộc, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Việt Nam. trọng nhất. Về sau này, khi các loại hình dân tộc đã hình thành với tính cách là một hình thức tổ chức cộng đồng xã hội phức hợp hiện đại, thì nhận thức về cội nguồn và con đường hình thành dân tộc, về đặc trưng và bản sắc văn hóa của dân tộc vẫn tiếp tục là những nội dung quan yếu nhất trong nhận thức của các dân tộc về bản thân mình và về những cộng đồng dân tộc khác. Tri thức về cội nguồn cùng với các tri thức khác về lịch sử và văn hóa của dân tộc chính là những nền tảng quan trọng của tâm lý dân tộc và ý thức dân tộc. Với ý nghĩa như vậy, có thể hiểu rằng ý thức dân tộc đã manh nha hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử dân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN