tailieunhanh - Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động cơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi môi trường học tập là cao nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và trên phạm vi người học. | 146 Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017) 146-154 ĐỘNG CƠ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ THỨ HAI - TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH Lưu Hớn Vũ* Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận bài ngày 22 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 3 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động cơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi môi trường học tập là cao nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và trên phạm vi người học. Trong mối quan hệ giữa thành tích và động cơ học tập, động cơ xuất phát từ niềm đam mê ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc là yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên. Từ khóa: động cơ học tập, ngoại ngữ thứ hai, tiếng Trung Quốc 1. Đặt vấn đề Động cơ là động lực thúc đẩy con người đưa ra lựa chọn, tiến hành, nỗ lực và kiên trì hành động (Zhao Yang (赵杨), 2015). Corder (1967) đã từng cho rằng: “Chỉ cần có động cơ, ai cũng có thể học tốt một ngoại ngữ”. Theo kết quả nghiên cứu của Jakobovits (1970), trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tập ngoại ngữ thì nhân tố động cơ chiếm 33%, nhân tố năng lực chiếm 33%, nhân tố trí lực chiếm 20%, các nhân tố khác chiếm 14%. Qua đó có thể thấy rằng, động cơ là nhân tố quan trong trong thụ đắc ngoại ngữ. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Gardner & Lambert (1972) đã có những nghiên cứu đầu tiên về động cơ học tập ngôn ngữ thứ hai. Họ chia động cơ làm hai loại là động cơ học tập để hoà nhập vào cộng đồng (intergrative * ĐT.: 84-1295159698, Email: luuhonvu@ motivation) và động cơ học tập mang tính phương tiện (instrumental motivation). .
đang nạp các trang xem trước