tailieunhanh - Phân tích ban đầu về hiện tượng phân cực việc làm tại Việt Nam

Bài viết sử dụng phương pháp phân loại cấp độ kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp phân chia việc làm theo kỹ năng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và phương pháp xác định sự bất cân xứng kỹ năng lao động, nghiên cứu phân tích hiện tượng phân cực việc làm tại Việt Nam giai đoạn 2009-2015. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 37-47 Phân tích ban đầu về hiện tượng phân cực việc làm tại Việt Nam Vũ Thanh Hương*, Tăng Đức Đại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tóm tắt: Sử dụng phương pháp phân loại cấp độ kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp phân chia việc làm theo kỹ năng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và phương pháp xác định sự bất cân xứng kỹ năng lao động, nghiên cứu phân tích hiện tượng phân cực việc làm tại Việt Nam giai đoạn 2009-2015. Kết quả cho thấy phân cực việc làm đã có dấu hiệu xuất hiện ở Việt Nam, diễn ra rõ nét hơn với lao động nam và khu vực nông thôn. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là sự tiến bộ của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực. Phân cực việc làm gây ra sự bất cân xứng kỹ năng lao động tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu nhấn mạnh cần có những quan sát và phân tích thấu đáo về thị trường lao động; cải thiện kỹ năng cho người lao động và phối hợp chặt chẽ giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để giúp nhận dạng, xác định mức độ và giảm bớt tác động tiêu cực của hiện tượng phân cực việc làm tại Việt Nam. Từ khóa: Bất cân xứng kỹ năng, phân cực việc làm, Việt Nam. 1. Giới thiệu nghệ lại đem đến nhiều cơ hội việc làm mới cho các lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là nhóm lao động sáng tạo ra công nghệ hoặc có thể sử dụng công nghệ hiệu quả. Phân cực việc làm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Hiện tượng này đẩy mức lương của lao động kỹ năng cao tăng mạnh, trong khi đó mức lương của lao động kỹ năng thấp và trung bình tăng không đáng kể, từ đó làm tăng tình trạng bất bình đẳng lương [3]. Phân cực việc làm còn gây nên tình trạng bất cân xứng kỹ năng lao động, dẫn đến khả năng tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm tốc độ tăng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN