tailieunhanh - Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của các nước đang phát triển

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của khu vực công ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mô hình có tác động cố định với dữ liệu mạng của 50 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1996-2015. Kết quả phân tích cho thấy, nợ nước ngoài của Chính phủ những năm qua tăng lên đáng kể do sự gia tăng của nợ cũ chưa trả được, cùng với sự mở rộng đầu tư công và tỷ giá hối đoái. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 103-110 Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của các nước đang phát triển Hoàng Khắc Lịch*, Dương Cẩm Tú Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 4 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của khu vực công ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mô hình có tác động cố định với dữ liệu mảng của 50 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1996-2015. Kết quả phân tích cho thấy, nợ nước ngoài của Chính phủ những năm qua tăng lên đáng kể do sự gia tăng của nợ cũ chưa trả được, cùng với sự mở rộng đầu tư công và tỷ giá hối đoái. Ngược lại, sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát và xuất khẩu ròng có tác động làm giảm dư nợ từ bên ngoài của các quốc gia. Từ khóa: Nợ nước ngoài, nợ chính phủ, nợ công, các nước đang phát triển. 1. Giới thiệu tỷ USD trên chỉ có 400 tỷ USD là tiền vay thực, phần còn lại là tiền lãi tăng theo thời gian. Ngay cả các nền kinh tế phát triển nhất như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Italia cũng liên tục lâm vào cảnh nợ nần nghiêm trọng với quy mô nợ trên GDP lớn và liên tục tăng. Mặc dù vậy, cơ cấu nợ của các nước này phần nhiều là các khoản nợ trong nước với khả năng thanh khoản cao hơn. Ở Việt Nam, vay nợ nước ngoài của Chính phủ có nhiều vai trò tích cực. Đó là tạo ra những tiền đề căn bản đáp ứng cho nhu cầu phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, phát triển kinh tế vùng, xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu an sinh xã hội khác. Các nguồn vốn vay nợ là cầu nối và là chất xúc tác quan trọng trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế, đóng vai trò đòn bẩy, kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế trong nước. Bên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN