tailieunhanh - Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam
Bài viết trình bày phương pháp đo lường phân bổ nguồn lực tài chính và xem xét tác động của các nhân tố trong quá trình phát triển kinh tế tới việc phân bổ nguồn lực. Dựa trên ý tưởng của Wurgle (2000), bài viết xây dựng hệ số đo lường phân bổ theo cơ cấu ngành kinh tế và đánh giá tác động chính của phát triển tài chính tới hệ số phân bổ trong khoảng thời gian từ năm 1995 - 2016 tại Việt Nam và một số quốc gia lân cận. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 17-26 Đo lường và đánh giá các nhân tố tác động tới phân bổ nguồn lực tài chính ở Việt Nam Lê Trung Thành1,*, Nguyễn Đức Khương2 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Sở Tài chính tỉnh Thái Bình, 142 Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày phương pháp đo lường phân bổ nguồn lực tài chính và xem xét tác động của các nhân tố trong quá trình phát triển kinh tế tới việc phân bổ nguồn lực. Dựa trên ý tưởng của Wurgle (2000) [1], bài viết xây dựng hệ số đo lường phân bổ theo cơ cấu ngành kinh tế và đánh giá tác động chính của phát triển tài chính tới hệ số phân bổ trong khoảng thời gian từ năm 1995-2016 tại Việt Nam và một số quốc gia lân cận. Kết quả từ mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính theo hình chữ U ngược giữa tín dụng cho khu vực tư nhân và hiệu quả phân bổ. Điều này ủng hộ quan điểm về việc gia tăng các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp bằng chứng về tác động của nguồn lực tài chính ngoài nước, sự phát triển của thị trường chứng khoán, độ mở thương mại, mức cung tiền, chênh lệch lãi suất và chi tiêu của chính phủ đến hiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính. Từ khóa: Phân bổ nguồn lực tài chính, phát triển tài chính, hiệu quả. 1. Giới thiệu Khi một quốc gia phân bổ nguồn lực giữa các thành phần kinh tế không hợp lý sẽ khiến nền kinh tế mất cân đối. Nghĩa là các khu vực có năng suất thấp hơn nhưng được ưu tiên sử dụng nguồn vốn tài chính hơn. Bởi vậy, hầu hết các nghiên cứu cho rằng phân bổ nguồn lực hiệu quả được thể hiện thông qua việc xác định những khu vực có khả năng cạnh tranh, .
đang nạp các trang xem trước