tailieunhanh - Phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng

Bài viết giới thiệu về truyền thống của nền báo chí cách mạng Việt Nam, suy ngẫm về Vũ Bằng, người đọc nhận thấy những phẩm chất cao quý của một nhà báo trong ngòi bút của ông. Đó là một con người có những quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp, một nhà báo hay kể tội mình, thành thực với mảng sáng tối trong con người mình. Hơn hết, dũng khí là phẩm chất nhà báo đặc biệt trong con người ông. Vũ Bằng đã dựng được bức tranh chân thực về diện mạo báo chí Việt Nam trong già nửa thế kỷ XX. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 9‐17 Phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương Vũ Bằng Đỗ Thị Ngọc Chi** Trường Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 02 năm 2012 Tóm tắt: Nghĩ về truyền thống của nền báo chí cách mạng Việt Nam, suy ngẫm về Vũ Bằng, người đọc nhận thấy những phẩm chất cao quý của một nhà báo trong ngòi bút của ông. Đó là một con người có những quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp, một nhà báo hay kể tội mình, thành thực với mảng sáng tối trong con người mình. Hơn hết, dũng khí là phẩm chất nhà báo đặc biệt trong con người ông. Vũ Bằng đã dựng được bức tranh chân thực về diện mạo báo chí Việt Nam trong già nửa thế kỷ XX. Từ khóa: Báo chí cách mạng Việt Nam, Vũ Bằng, “Bốn mươi năm nói láo”, quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp, phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương Vũ Bằng. Nhà văn Vũ Bằng (1914-1984) tên thật là Vũ Đăng Bằng, quê gốc ở Lương Ngọc, Hải Dương, sinh tại Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã được mẹ gửi vào trường học Albert Sarraut - một trường trung học Pháp nổi tiếng với mong muốn Vũ Bằng sẽ trở thành một thầy thuốc. Không làm theo nguyện ước của mẹ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Vũ Bằng đã nhanh chóng tiếp cận với văn hóa phương Tây và nghề viết báo - một nghề hoàn toàn mới lạ với trí thức Việt Nam thời đó. Năm 16 tuổi, nhà văn đã say mê viết văn, viết báo và là cộng tác viên thường xuyên của những tờ báo nổi tiếng lúc đó như tạp chí Hữu Thanh và nhật báo Trung Bắc Tân Văn. Cùng thời gian này, ông trình làng tập tùy bút châm biến Lọ văn - được người đọc đương thời xếp ngang hàng với Essais của nhà văn Pháp Montaigne. Đặc biệt, với Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo, nhà văn đã hoàn toàn chinh phục người đọc và khẳng định được vị trí độc đáo của mình. Theo nhà báo Thượng Sỹ - bạn chí cốt của Vũ Bằng thì tác phẩm của Vũ Bằng đã “Người mẹ nào sanh con ra lại chẳng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN