tailieunhanh - Diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn

Bài này thuộc địa hạt Giáo dục ngôn ngữ trong Ngôn ngữ học ứng dụng. Tác giả đề cập đến diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn qua nghiên cứu trường hợp sinh viên ở một lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Úc. Các nội dung cụ thể là: Cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu trường hợp, bàn luận. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 1‐8 Diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn: (Nghiên cứu trường hợp ở lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Australia) Thái Duy Bảo1, Đinh Kiều Châu*,2* 1 2 Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Australia (Canberra) Khoa Ngôn ngữ học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận ngày 10 tháng 02 năm 2012 Tóm tắt: Bài này thuộc địa hạt Giáo dục ngôn ngữ trong Ngôn ngữ học ứng dụng. Tác giả đề cập đến diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn qua nghiên cứu trường hợp sinh viên ở một lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Úc. Các nội dung cụ thể là: 1. Cơ sở lý thuyết 2. Kết quả nghiên cứu trường hợp 3. Bàn luận 1. Dẫn nhập* Là thành tố trong chương trình Cử nhân về Châu Á học, tiếng Việt là ngôn ngữ được giảng dạy tại ĐHQG Úc (ANU) hơn 30 năm qua và thu hút nhiều đối tượng sinh viên tham gia vào chương trình. Xét về thành phần ghi danh, bên cạnh các sinh viên có nguồn gốc Châu Âu và Châu Á, còn có một số lượng không nhỏ các sinh viên cội nguồn là người gốc Việt thuộc nhiều thế hệ di dân. Đây là một trong những nhóm sinh viên có nét đặc thù rõ rệt, có động cơ học tập nổi trội và góp phần tích cực trong việc giảng dạy và học tập ngôn ngữ này. Nghiên cứu này đặt vấn đề xem xét phương thức sử dụng quyền lực tại chỗ (local power) của người thầy, cách thức chia sẻ quyền lực của sinh viên có nguồn gốc Việt trong lớp học tiếng cũng như sự tham gia của họ tác động phần nào đến cấu trúc của diễn ngôn lớp học. Với nghiên cứu này chúng tôi muốn nhận diện sự khác biệt có tính bản sắc của họ trên một khía cạnh thể hiện (quyền lực), nhằm qua đó có những bàn luận mang tính giải pháp trong thực hành giảng dạy. Ngày nay, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai hiện đại đã chuyển đổi từ lối giảng dạy dựa vào ý định chủ quan của người thầy (teacher-centered instruction) sang hướng truyền giảng lấy người học làm trung tâm (learner-centered approach) với

TỪ KHÓA LIÊN QUAN