tailieunhanh - Đặc điểm sử dụng Aizuchi trong giao tiếp Nhật Việt xét từ quan điểm lý thuyết lịch sự

Bài viết nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ văn hóa giữa người Nhật và người Việt trong việc sử dụng aizuchi trong giao tiếp Nhật-Việt. Dữ liệu từ 12 cuộc hội thoại theo từng cặp giữa người Nhật bản ngữ với người Việt được phân tích theo các nhóm về hình thức, các nhóm chức năng của aizuchi và các nhóm về quan hệ thân sơ giữa những người tham gia hội thoại. | ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG AIZUCHI TRONG GIAO TIẾP NHẬT-VIỆT XÉT TỪ QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT LỊCH SỰ Đỗ Hoàng Ngân* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 01 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 12 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 01 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ văn hóa giữa người Nhật và người Việt trong việc sử dụng aizuchi trong giao tiếp Nhật-Việt. Dữ liệu từ 12 cuộc hội thoại theo từng cặp giữa người Nhật bản ngữ với người Việt được phân tích theo các nhóm về hình thức, các nhóm chức năng của aizuchi và các nhóm về quan hệ thân sơ giữa những người tham gia hội thoại. Kết quả cho thấy, về hình thức, “Từ ngữ chêm xen” được cả người Nhật và người Việt sử dụng nhiều nhất, “Nhắc lại” được người Việt sử dụng nhiều hơn, trong khi “Diễn đạt cách khác” có tần số sử dụng cao hơn trong phát ngôn của người Nhật. Về chức năng, “Tín hiệu đang nghe” chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số aizuchi của cả người Nhật và người Việt, nhưng tỉ lệ sử dụng aizuchi với chức năng này ở người Việt cao hơn người Nhật, trong khi tỉ lệ các chức năng khác ở người Nhật cao hơn người Việt, trừ “Tín hiệu phủ định” không có sự chênh lệch đáng kể. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, aizuchi được sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp của người Nhật bản ngữ so với người Việt bất kể mức độ quan hệ thân sơ là cao hay thấp giữa những người tham gia hội thoại.(1) Từ khóa: giao tiếp Nhật-Việt, ngôn ngữ văn hóa, giao thoa văn hóa, lý thuyết lịch sự, aizuchi 1. Lời mở đầu Trong bất cứ một nền văn hóa nào, hình thức đưa ra quan điểm ý kiến của mình đều rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả của giao tiếp nói chung. Cách thức sử dụng lời nói đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của giao tiếp, chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Việc sử dụng lời nói có thể gây ra những hậu quả khó .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.