tailieunhanh - Tiền đề xã hội – thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu những tiền đề xã hội - thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận con người một trong những nội dung cơ bản của đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975. Những tiền đề ấy là khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo khoa học, người viết chỉ đề cập đến một số phương diện cơ bản như đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thay đổi trạng thái của hiện thực - đối tượng khám phá của văn học, tầm đón đợi của độc giả, vai trò, ý thức của nhà văn trong quá trình sáng tác. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 2 (2015) 53-59 Tiền đề xã hội – thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Lê Thị Hằng* Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 5 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 5 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 5 năm 2015 Tóm tắt: Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu những tiền đề xã hội - thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận con người một trong những nội dung cơ bản của đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975. Những tiền đề ấy là khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo khoa học, người viết chỉ đề cập đến một số phương diện cơ bản như đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thay đổi trạng thái của hiện thực - đối tượng khám phá của văn học, tầm đón đợi của độc giả, vai trò, ý thức của nhà văn trong quá trình sáng tác. Từ khóa: Tiền đề, đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam, số phận con người. 1. Đặt vấn đề∗ 2. Nội dung Tiểu thuyết Việt Nam đã đi hết chặng đường chẵn bốn mươi năm, tính từ khi chiến tranh kết thúc, và gần ba mươi năm, tính từ ngày công cuộc Đổi mới được khởi xướng. Ba mươi năm ấy, mặc dù vẫn còn những điều khiến người đọc phải băn khoăn, trăn trở, nhưng nó cũng đã đạt được một số thành tựu không thể phủ nhận. Sự tiến bộ và những thành tựu của tiểu thuyết có thể kể trên nhiều mặt, nhưng mặt quan trọng và có ý nghĩa tiên quyết nhất, đấy chính là đổi mới cách nhìn nhận, từ đó có những tìm tòi, sáng tạo trong cách thể hiện số phận con người. . Nếu nói văn học là nhân học, văn học lấy con người làm đối tượng của sự khám phá, thể hiện và phục vụ, thì tiểu thuyết, với tư cách là "cỗ máy cái" thể loại, với ưu thế là thể loại đang hoàn thành, luôn tiếp cận đời sống ở cự ly gần nhất, chính là khu vực giàu tiềm năng nhất trong việc thể hiện số phận con người, cũng như thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người .
đang nạp các trang xem trước