tailieunhanh - Chẩn đoán và điều trị teo thực quản

Mục tiêu của bài viết là Teo thực quản là dị tật khó mổ và tử vong cao hơn các dị tật khác của đường tiêu hoá. Nghiên cứu này với 2 mục tiêu: - Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán teo thực quản - Đánh giá kết quả điều trị. | PHẦN NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TEO THỰC QUẢN (Báo cáo 22 bệnh nhân ) Trần Ngọc Bích Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Việt - Đức TÓM TẮT Mục tiêu: Teo thực quản là dị tật khó mổ và tử vong cao hơn các dị tật khác của đường tiêu hoá. Nghiên cứu này với 2 mục tiêu: - Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán teo thực quản - Đánh giá kết quả điều trị Phương pháp: Phương pháp: Hồi cứu, mô tả Đối tượng: Bệnh nhi bị teo thực quản. Kết quả: Từ 10-2001 tới 6-2011, tại Bệnh viện Việt - Đức, chúng tôi đã mổ 20 bệnh nhi bị teo thực quản có rò khí thực quản và 2 bệnh nhi teo thực quản đơn thuần, trong đó mổ một thì 19 BN, mổ nhiều thì 3 BN. Kết quả mổ sống ra viện 17 BN (77,3 %), chết 5 BN (22,7%). Tỉ lệ thành công là khá cao nhưng vẫn có thể giảm được tỉ lệ tử vong thấp hơn với kỹ thuật mổ, gây mê và điều trị sau mổ tốt hơn để tránh các biến chứng suy hô hấp, viêm phổi. Kết luận: Để giảm tỷ lệ tử vong khi mổ chữa teo thực quản, cần có chẩn đoán sớm, điều trị trước mổ tốt, có kỹ thuật mổ và gây mê tốt, điều trị sau mổ tốt. Từ khoá: Teo thực quản 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Teo thực quản được William Durston mô tả lần đầu tiên vào năm 1670. Năm 1913, Richier mổ thắt đường rò khí - thực quản. Năm 1929, Vogt đã mô tả các dị dạng của thực quản, trong đó có thể bệnh rò khí - thực quản. Vào cuối những năm 30, nhiều tác giả đã mô tả các phương pháp nhiều thì mổ chữa teo thực quản. Tới năm 1935, một bệnh nhân (BN) đầu tiên sống nhờ mở thông dạ dày. Năm 1941, Bệnh nhân đầu tiên được mổ cứu sống bằng cắt-thắt đường rò và nối thực quản ngay bởi Cameron Haight. Từ những năm 50, phương pháp mổ một thì đã ra đời và tỷ lệ sống sau mổ ngày một cao nhờ tiến bộ của gây mê-hồi sức, của kỹ thuật điều trị trước, trong và sau mổ. Cho tới nay teo thực quản vẫn là một cấp cứu ngoại nhi thuộc loại khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ sống phụ thuộc chẩn đoán sớm, kỹ thuật mổ và điều trị trước-sau mổ và tình trạng bệnh nhân [1, 2, 10, 11, 12]. Ở Việt Nam: bệnh nhân đầu tiên được mổ cứu sống tại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN