tailieunhanh - Những mâu thuẫn trong đào tạo ngành Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay
Bài viết Những mâu thuẫn trong đào tạo ngành Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay giới thiệu tới các bạn những nội dung về công tác xã hội vừa là một khoa học vừa là một nghề chuyên môn của thế giới hiện đại; mâu thuẫn giữa nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của các trường đại học và cao đẳng và một số nội dung khác. | Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" NHỮNG MÂU THUẪN TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Lê Hải Thanh Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Công tác xã hội vừa là một khoa học vừa là một nghề chuyên môn của thế giới hiện đại. Công tác xã hội ra đời từ giữa thế kỷ 19, trước hết là ở Anh, Mỹ, Thụy Diển và phát triển rất nhanh trên toàn cầu. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có trường, khoa đào tạo Công tác xã hội ở nhiều trình độ khác nhau. Các nước ở châu Á như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông , đều có trường chuyên ngành công tác xã hội và đào tạo cả trình độ tiến sĩ khoa học. Trên thế giới đã hình thành từ lâu hai tổ chức quốc tế lớn nhất của ngành công tác xã hội, đó là Hiệp hội quốc tế các trường công tác xã hội và Hiệp hội quốc tế nhân viên công tác xã hội. Tại Đại hội lần thứ 32 của ngành công tác xã hội thế giới vào tháng 10/2004 tại Adelaide (Australia) đã ra lời kêu gọi toàn thế giới hãy phát triển nhanh, mạnh ngành công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trước sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hiện đại, sự phát triển cũng như khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong việc tạo dựng, ổn định và phát triển xã hội bền vững. Nguồn nhân lực về công tác xã hội đang trở thành vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia hiện nay. Vài nét về đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam Công tác xã hội đã du nhập vào Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19 dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đào tạo nguồn nhân lực chính quy cho ngành khoa học này thì mãi đến giữa thế kỷ 20 mới được tổ chức với sự ra đời của trường cán sự xã hội Caritas (1947) và sau đó là Trường công tác xã hội quốc gia (1969). Sau 1975, việc đào tạo công tác xã hội bị gián đọan. Thập niên 90 của thế kỷ trước, các trường đi tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực cho công tác xã hội được biết đến như Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh, Đại học Công đoàn, Đại học .
đang nạp các trang xem trước