tailieunhanh - Một số yếu tố tác động đến chuyển giao kỹ năng quản trị từ doanh nghiệp FDI vào doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Bài viết bước đầu xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển giao kỹ năng quản trị từ doanh nghiệp FDI vào doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: Thái độ và mong muốn nhận chuyển giao; Năng lực và trình độ quản trị; Phương pháp chuyển giao và Môi trường hỗ trợ chuyển giao. Từ kết quả phân tích, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao kỹ năng quản trị từ doanh nghiệp FDI vào doanh nghiệp Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 83-92 Một số yếu tố tác động đến chuyển giao kỹ năng quản trị từ doanh nghiệp FDI vào doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Đặng Thị Hương* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Trong những năm qua, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định về số lượng và phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của các dự án FDI mang lại còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đặt ra, đặc biệt là mục tiêu về chuyển giao kỹ năng quản trị. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn và khảo sát, bài viết bước đầu xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển giao kỹ năng quản trị từ doanh nghiệp FDI vào doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: Thái độ và mong muốn nhận chuyển giao; Năng lực và trình độ quản trị; Phương pháp chuyển giao và Môi trường hỗ trợ chuyển giao. Từ kết quả phân tích, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao kỹ năng quản trị từ doanh nghiệp FDI vào doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Chuyển giao, kỹ năng quản trị, doanh nghiệp FDI. 1. Đặt vấn đề thành trong cả nước. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã mang lại những giá trị tích cực cho nền kinh tế như: thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng quy mô vốn đầu tư, tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, và thúc đẩy phúc lợi xã hội cho con người. Từ góc độ vi mô, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cũng đã góp phần bổ sung nguồn vốn trong nước, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới với công nghệ hiện đại, chất lượng quốc tế, góp phần gia tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân lực, tăng nguồn thu cho ngân sách Với vai trò quan .
đang nạp các trang xem trước