tailieunhanh - Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế

Bài viết Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế nêu lên bối cảnh chung; vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ; những thách thức trong việc nâng cao vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ. | Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ ThS. Trần Ban Hùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam Bối cảnh chung Ngành công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến về sự phát triển của mình từ đầu thế kỷ 20 để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương tây. Tuy nhiên, ngành CTXH đã bắt đầu từ sớm hơn trong lịch sử. Hoạt động CTXH có mầm mống từ rất sớm trong xã hội loài người; khi đó mới mang tính tự phát. Cùng với sự phát triển của tôn giáo, hoạt động CTXH cũng thay đổi, nhằm các mục đích từ thiện, nhân đạo.; xuất hiện các trại tế bần, các nhà thương làm phúc. Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động CTXH trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức khá chặt chẽ. Những người lao động và những người nghèo đã tập hợp nhau lại dưới các hình thức phường hội để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Song song với các hoạt động cứu tế của nhà thờ Thiên Chúa giáo và các tổ chức tôn giáo khác, các hoạt động cứu trợ từ thiện, nhân đạo của cá nhân và các tổ chức xã hội cũng phát triển nhanh. Gần đây, các hoạt động CTXH đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa CTXH vào nội dung của bảo đảm xã hội . Sau khoảng 100 năm pháit triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển. Vị thế của các cán bộ xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trong trong đó tiếng nói của cán bộ xã hội có thể thay đổi hẳn cuộc sống của các đối tượng mà họ giúp đỡ. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các công dân. Tại Việt Nam, ngành Công tác xã hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40 khởi xướng từ những cán bộ xã hội người Pháp trong tổ chức Chữ Thập đỏ và quân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.