tailieunhanh - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật: Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật: Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần trình bày về các nội dung lối hành xử theo “Lệ” – sự chưa hoàn thiện của vương pháp; thói quen “giảng cả âm nghĩa” chữ Hán – sự diệu vợi của ngôn ngữ vay mượn; “Tôm đất, quýt vàng tặng biếu” – mối tệ tư giao hay trạng thái “khoan giản an lạc” của một triều đại đang kiếm tìm thiết chế?; nhu cầu “người có văn học” – khuynh hướng lên ngôi tất yếu của Nho giáo. . | Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần Hoàng Thị Tuyết Mai, Khoa Văn –xã hội, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Nghiên cứu văn học nói chung và văn học sử nói riêng luôn phải đặt văn học trong mối quan hệ với các ngành Khoa học xã hội khác: sử học, triết học, tôn giáo, chính trị Đặc biệt, nghiên cứu văn học cổ - một phần văn học ra đời khi chưa có sự phân định rạch ròi giữa các hình thái ý thức xã hội càng phải đặt nó trong tổng thể nguyên vẹn các tri thức liên ngành. Mỗi sự kiện lịch sử trung đại luôn bao chứa trong nó những tri thức nhiều mặt của đời sống. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi đề cập tới sự kiện năm Mậu Tí, 1288, đời vua Trần Nhân Tông. Sự kiện này được Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Vua bảo ty Hành khiển giao hảo với Viện Hàn lâm. Lệ cũ, phàm có tuyên ra lời nói của vua thì viện Hàn lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho ty Hành khiển để học tập trước, đến khi tuyên đọc thì giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu, vì là chức hành khiển chỉ dùng cho hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả phụ, cùng với Hàn lâm phụng chỉ là Đinh Củng Viên vốn không thích nhau. Ngày tuyên đọc lời nói của vua đã đến rồi mà Củng Viên cố ý không đưa cho bản Giáo đòi nhiều lần cũng không đưa. Ngày hôm ấy sa giá sắp ra ngoài cung, Củng Viên mới đưa cho bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lời chiếu về việc đại xá, không hiểu âm nghĩa là gì nên đứng im. Vua gọi Củng Viên đứng đằng sau nhắc bảo âm nghĩa Tòng Giáo có ý thẹn. Củng Viên chỉ bảo tiếng càng to mà tiếng đọc của Tòng Giáo lại bé đi, trong triều chỉ nghe thấy tiếng của Củng Viên thôi. Khi vua trở về trong nội, gọi Tòng Giáo bảo rằng: Củng Viên là người văn học, ngươi là hoạn quan, sao lại bất hòa nhau đến thế? Ngươi làm lưu thủ Thiên Trường, tôm đất, quýt vàng tặng biếu đi lại với nhau, có hại gì đâu? Từ đấy Tòng Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau lại thân mật lắm.” [3, 316] Đặt trong lịch sử văn hóa dân tộc, sự kiện trên có ý nghĩa như viên xúc sắc nhiều mặt và nhiều màu sắc,
đang nạp các trang xem trước