tailieunhanh - Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lý Việt Nam

Atlat Địa lý Việt Nam là một tài liệu vô cùng hữu ích. Vậy làm thế nào để khai thác tối đa những hữu ích mà Atlat đem lại? tài liệu "Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lý Việt Nam" để giải đáp câu hỏi trên nhé. | HƯỚNG DẪN KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1. KHÁI QUÁT VỀ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THPT, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992. Sau 8 lần tái bản Atlat địa lí Việt Nam đã được cập nhật, bổ sung, nâng cao về chất lượng khoa học, chất lượng in ấn và mĩ thuật. Nội dung Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh lớp 8, lớp 9 và lớp 12. Toàn bộ nội dung Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 24 trang được chia thành 3 phần, trình bày từ cái chung đến cái riêng, từ địa lí tự nhiên đến địa lí kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến các khu vực: - Phần thứ nhất: Giới thiệu các đơn vị hành chính của nước ta (63 tỉnh, thành phố). - Phần thứ hai: thể hiện các thành phần chủ yếu của tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật) và ba miền tự nhiên. - Phần thứ ba: trình bày về dân cư (dân số, dân tộc), các ngành kinh tế chủ yếu (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch) và bảy vùng kinh tế. Các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam đều sử dụng phép chiếu hình nón hai vĩ tuyến chuẩn (j1 = 110B và j2 = 210B). Tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1: , tỉ lệ 1: dùng cho các bản đồ ngành và tỉ lệ 1: cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1: đối với bản đồ các miền tự nhiên và các vùng kinh tế. 2. Nội dung các trang atlat. đồ hành chính Việt Nam (trang 2, 3) Bản đồ hành chính, trang 2, 3 Atlat Địa lí Việt Nam, thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là: - Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra .