tailieunhanh - Biến chứng rối loạn chức năng nút xoang sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường bán phần
Rối loạn chức năng nút xoang sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi bán phần là một trong những biến chứng quan trọng trong giai đoạn hậu phẫu. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành hồi cứu mô tả nhằm khảo sát tỉ lệ biến chứng này tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh. | Nghiên cứu Y học 18. 19. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Takii Y, Shirai Y, Kanehara H (1994). Obstructive jaundice caused by a cholesterol polyp of gallbladder: Report a case. Jpn J Surg 24, pp: 1104-1106 Trivedi V, Gumaste VV, Liu S, Baum J (2008). Gallbladder cancer: Adenoma- carcinoma or dysplasia-carcinoma sequence. Gastroenterol Hepatol 4,10, pp: 735-741 20. 21. Nguyễn Sào Trung (2003). Bệnh gan và đường mật, Bệnh học tạng và hệ thống. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí : 150-162. Yalcin S (2004). Carcinoma of gallbladder. Orphanet : pp: 1-5. BIẾN CHỨNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG NÚT XOANG SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HỒI LƯU TĨNH MẠCH PHỔI BẤT THƯỜNG BÁN PHẦN Tiêu Chí Đức*, Nguyễn Văn Phan**, Nguyễn Hoài Nam*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng nút xoang sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi bán phần là một trong những biến chứng quan trọng trong giai đoạn hậu phẫu. Chúng tôi đã tiến hành hồi cứu mô tả nhằm khảo sát tỉ lệ biến chứng này tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2009, có 77 bệnh nhân (từ 6 tháng tuổi đến 53 tuổi, tuổi trung bình là 15,5 tuổi) được chẩn đoán là hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi bán phần (có kèm thông liên nhĩ) đã được phẫu thuật. tất cả các bệnh nhân này trước mổ đều nhịp xoang. Phương pháp phẫu thuật là dùng mảnh vá màng ngoài tim tự thân của bệnh nhân để đóng lỗ thông liên nhĩ, đồng thời hướng tĩnh mạch phổi về nhĩ trái. Kết quả: Về hình thái học bất thường 57 trường hợp tĩnh mạch phổi hồi lưu bất thường đổ về nhĩ phải, 14 trường hợp đổ về tĩnh mạch chủ trên, 4 trường hợp đổ về tĩnh mạch chủ dưới, còn lại 2 trường hợp đổ về nhĩ phải và tĩnh mạch chủ trên. Kết quả phẫu thuật cho thấy không có trường hợp nào có biểu hiện hẹp tĩnh mạch chủ trên hay tĩnh mạch phổi. Ngay sau mổ có 4 trường hợp (5,2%) có biểu hiện rối loạn nhịp, đến thời điểm xuất viện thì chỉ còn 1 trường hợp (1,3%). Trong lần tái khám gần nhất .
đang nạp các trang xem trước