tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định được nghiên cứu với mong muốn góp phần tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của Trường thơ loạn một cách hệ thống. Trong chừng mực nào đó, luận văn cố gắng đi sâu vào những đặc điểm nổi bật nhất để hiểu hơn giá trị biểu đạt của ngôn từ nghệ thuật cũng như đặc trưng phong cách ngôn ngữ của Trường thơ loạn. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN PHÁP NGÔN NGỮ TRƯỜNG THƠ LOẠN BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Mã số: NGÔN NGỮ HỌC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ XUÂN HÀO Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ XUÂN HÀO Phản biện 1: TS. Bùi Trọng Ngoãn Phản biện 2: TS. Trương Thị Nhàn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài . Đi vào tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm văn học chúng ta không thể không tiếp cận bình diện ngôn ngữ, không thể không quan tâm đến chất liệu mà các nhà văn tổ chức thành văn bản văn học. Tất cả các ngành nghệ thuật đều nhằm phản ánh đời sống hiện thực nhưng chỉ khác nhau về phương tiện phản ánh. Điêu khắc dựa trên đường nét, hình khối, bố cục; nghệ thuật hội họa dựa trên màu sắc, bố cục, tương phản; điện ảnh là phương tiện phim trường và con người với văn học là ngôn ngữ, bởi vậy khi nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm văn học người nghiên cứu phải tiếp cận tác phẩm bằng con đường ngôn ngữ, đó được xem là con đường tối ưu và hiệu quả nhất. . Các nhà nghiên cứu văn học đều thừa nhận Thơ mới (1932 – 1945) là một cuộc cách mạng thi ca lớn trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX. Với những giá trị trường cửu vượt qua thời gian, bởi những đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam, Thơ mới không còn đơn thuần là tiếng nói của giai cấp tiểu tư sản, mà đó là thành quả của văn hóa truyền thống dân tộc, là kết quả của cuộc hội ngộ Đông – Tây. . Sự phát triển sôi nổi và có nhiều biến động của phong trào Thơ mới, một số nhà thơ với cái tôi mạnh mẽ, có ý thức đã khơi dòng, đã tìm ra những lối đi riêng, nhằm làm nên sự đa dạng, tạo nên những trường phái, phong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN