tailieunhanh - Chế định nghĩa dưỡng trong pháp luật triều Nguyễn, đối sánh với pháp luật Việt Nam đương đại
Bài viết Chế định nghĩa dưỡng trong pháp luật triều Nguyễn, đối sánh với pháp luật Việt Nam đương đại bao gồm những nội dung về điều kiện và hiệu lực của sự nghĩa dưỡng, thân quyến về tử hệ nghĩa dưỡng. Mời các bạn tham khảo. | CHẾ ĐỊNH NGHĨA DƯỠNG TRONG PHÁP LUẬT TRIỀU NGUYỄN, ĐỐI SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TS. Huỳnh Công Bá Trường Đại học Sư phạm Huế Tử hệ nghĩa dưỡng là một tử hệ giả tạo (hay nhân tạo) được thiết lập bởi ý chí của các tư nhân trong những hoàn cảnh và thể thức được luật pháp chuẩn nhận, nó cũng phát sinh những tương quan pháp lý tương tự như trong tử hệ tự nhiên, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Đây là một định chế khá phổ biến ở nước ta. Ngày xưa, người ta thường nuôi con nuôi do sự từ tâm, do sự dị đoan hay do sự mưu lợi. Trong Luật Hồng Đức đã quy định về vấn đề này và trong Luật Gia Long cũng đã có những quy định cụ thể về nó. Tuy nhiên, ở Luật Gia Long đã có sự phân biệt chặt chẽ giữa việc nghĩa dưỡng và việc lập tự. Trong đó, nghĩa dưỡng chỉ là việc nuôi con nuôi thông thường, còn sự lập tự là kén chọn người nối dõi tông đường và tiếp tục việc thờ phụng tổ tiên. 1. Điều kiện và hiệu lực của sự nghĩa dưỡng . Điều kiện của sự nghĩa dưỡng Theo Luật Gia Long, sự nghĩa dưỡng phải tuân thủ các điều kiện sau đây: a. Một là, trong việc nghĩa dưỡng có thể nuôi một người đồng tông hay khác họ. Trái lại, đối với việc lập tự, Luật bắt buộc phải là người đồng tông để khỏi gây rối loạn trong việc phụng sự tổ tiên (Điều 76 khoản 4 Luật Gia Long và lời chú)1. b. Hai là, trong việc nghĩa dưỡng không có điều kiện tuổi liên hệ đến người đứng nuôi hay người dưỡng tử. Dưỡng tử cũng có thể là một đứa trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi đã bị vứt bỏ, không biết cha mẹ đẻ của nó là ai và họ tên của nó là gì (lệ 5 Điều 76 Luật Gia Long)2. c. Ba là, trong trường hợp nếu biết rõ cha mẹ đẻ của dưỡng tử thì việc nhận dưỡng tử phải được cha mẹ đẻ của nó ưng thuận. Nguyên tắc này được suy luận từ Điều 77 Luật Gia Long, theo đó, nhà chức trách sẽ trừng phạt 90 trượng và đồ 2 năm rưỡi đối với những ai bắt được con trai, con gái của nhà lương thiện lạc đường mà không đem nộp cho quan, lại để ở nhà mình hoặc đem bán đi cho người khác làm con cháu3. 1 Nguyễn Văn Thành (Tổng tài): .
đang nạp các trang xem trước