tailieunhanh - Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế - Tập 4, Số 2 (2016): Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

Để tài khoa học thực hiện phân tích những đổi mới trong hệ hình tư duy tự sự của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 từ bình diện kết cấu tự sự, những thể nghiệm sáng tạo mới mẻ của các tiểu thuyết gia về lối kết cấu đa tầng, phân mảnh và kết cấu đồng hiện và kết cấu liên văn bản, nhằm hướng tới phản ánh hiện thực lịch sử và con người trong sự phức hợp, nhiều chiều. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 Nguyễn Văn Hùng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: nguyenvanhungdhkhhue@ TÓM TẮT Tiểu luận nhận diện, phân tích những đổi mới trong hệ hình tư duy tự sự của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 từ bình diện kết cấu tự sự. Những thể nghiệm sáng tạo mới mẻ của các tiểu thuyết gia về lối kết cấu đa tầng, phân mảnh; kết cấu đồng hiện và kết cấu liên văn bản hướng tới phản ánh hiện thực lịch sử và con người trong sự phức hợp, nhiều chiều. Nhìn từ bình diện kết cấu tự sự, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 là một bước phát triển mới của tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Bước phát triển này không chỉ là ảnh xạ của những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội, khung tri thức thời đại trong không gian sáng tạo mới sau 1986, mà còn cả về phương diện cách tân tiểu thuyết để hòa nhập vào nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới. Từ khóa: kết cấu tự sự, luận giải lịch sử, tiểu thuyết lịch sử. Kết cấu là phạm trù bề sâu của cấu trúc truyện kể. Các nhà lí luận đã nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của nhân tố này trong việc kiến tạo hệ hình (paradigm) tư duy tiểu thuyết hiện đại/hậu hiện đại, đồng thời đặt nó lên tầm mô thức của văn hóa. Kết cấu tự sự trở thành hệ quy chiếu các giá trị văn học, hiểu theo nhiều trường nghĩa: tư duy sáng tạo, hiệu quả tiếp nhận, khả năng tồn tại dưới dạng vật chất/phi vật chất, không gian/phi không gian của văn học. Khước từ mô hình kết cấu truyền thống, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 trong nỗ lực “vượt thoát” nhằm làm mới thể loại đã tổ chức nhiều mô hình kết cấu độc đáo. Đối với tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử, những yêu cầu ở phương diện kết cấu có tính chất bắt buộc phần nào đã “trói buộc” sự sáng tạo của nhà văn: tác phẩm phải có cốt truyện rõ ràng, mạch lạc; hệ thống sự kiện vừa đảm bảo tính khách quan, chân xác, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN