tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Số các ánh xạ không phân rã được trên tập hữu hạn
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Số các ánh xạ không phân rã được trên tập hữu hạn được nghiên cứu nhằm đề xuất thêm phương pháp chứng minh mới, hoàn toàn bằng sơ cấp để tính số ánh xạ không phân rã được trên tập hữu hạn. Để nắm vững nội dung chi tiết tài liệu . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN TIẾN SỐ CÁC ÁNH XẠ KHÔNG PHÂN RÃ ĐƯỢC TRÊN TẬP HỮU HẠN Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng - Năm 2011 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn An Khương Phản biện 1: TS. Lê Hải Trung Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Gia Định Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 5 năm 2011. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ hợp là một lĩnh vực quan trọng của toán học nói chung và toán rời rạc nói riêng. Các bài toán tổ hợp có nội dung phong phú, được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là xác suất thống kê. Hiện nay, kiến thức cơ bản về tổ hợp đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở lớp 11. Trong những kì thi tuyển sinh đại học, thi học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic toán quốc tế, thi Olympic sinh viên giữa các trường đại học và cao đẳng thì các bài toán tổ hợp hay được đề cập và thường thuộc loại khó. Đối với những bài toán tổ hợp phức tạp việc áp dụng các kiến thức cơ bản để giải sẽ gặp nhiều khó khăn, nên cần có những phương pháp sắc bén hơn. Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài "Số ánh xạ không phân rã được trên tập hữu hạn"nhằm nghiên cứu về số các ánh xạ trên các tập hữu hạn thỏa mãn tính chất mà chúng tôi gọi là "không phân rã được". 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đề xuất thêm phương pháp chứng minh mới, hoàn toàn bằng sơ cấp để tính số ánh xạ không phân rã được trên tập hữu hạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là số ánh xạ không phân rã được. Phạm vi nghiên cứu là số ánh xạ không phân rã được trên tập hữu hạn. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Đọc hiểu và sử lý tài liệu tham khảo đồng thời
đang nạp các trang xem trước