tailieunhanh - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững
Bài viết Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững nêu lên tiếp cận địa lí đổi mới và phát triển bền vững, tư duy về không gian chiến lược biển, giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ mềm. | TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM: NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1, PGS. TS. Đặng Văn Phan; 2, TS. Vũ Như Vân 1, Trường Đại học Cửu Long 2, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội (Kinh tế xã hội) là một trong những khái niệm cơ bản của Địa lí học, là gạch nối giữa nhận thức lý luận và hành động thực tiễn của khoa học này. Đây là hình ảnh thu nhỏ đối tượng, nhiệm vụ và những vấn đề địa lý kinh tế xã hội Việt Nam hiện đại. Chúng ta có thể nhận thức được điều này thông qua nghiên cứu một số vấn đề: (1) Tiếp cận địa lí đổi mới và phát triển bền vững; (2) Tư duy về chiến lược không gian biển; (3) Giải pháp tổ chức lãnh thổ mềm theo hướng phát triển bền vững trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiên đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Tiếp cận địa lí đổi mới và phát triển bền vững Trên quan điểm địa lý đổi mới và phát triển, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động địa lý học có chủ ý nhằm hướng tới sự công bằng về mặt không gian. Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là bề mặt lãnh thổ thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm phần đất liền, nội thuỷ, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Lãnh thổ còn được quan niệm đầy đủ hơn, đó là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu của nó, và sự tái sinh sản của chính nó. Tổ chức lãnh thổ được hiểu như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng, các sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này được thực hiện phù hợp với các mục tiêu của xã hội trên cơ sở các quy luật kinh tế trong hình thái Kinh tế xã .
đang nạp các trang xem trước