tailieunhanh - Tổ chức và hoạt động của hàn lâm viện trong lịch sử

Trong bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Hàn lâm viện trong lịch sử, chúng tôi mong muốn có những nhận thức rõ hơn về vai trò và tác dụng của tổ chức này. | TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HÀN LÂM VIỆN TRONG LỊCH SỬ LÊ QUANG CHẮN* Hàn lâm viện là tổ chức có nhiệm vụ “phàm các bài chế, biểu, thơ, ca, văn thư, đều phụng mệnh khởi thảo, cùng là các chức cung phụng trong triều đường, nếu chức nào chưa hợp, đều được làm tờ trình lên”1. Do vậy, Hàn lâm viện ra đời và phát triển gắn liền với sự kiện toàn bộ máy tổ chức cấp trung ương của triều đình quân chủ phong kiến qua các triều đại ở nước ta. Trong bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Hàn lâm viện trong lịch sử, chúng tôi mong muốn có những nhận thức rõ hơn về vai trò và tác dụng của tổ chức này.* 1. Lịch sử Hàn lâm viện ở Việt Nam Tổ chức Hàn lâm viện ở nước ta được đặt ra vào mùa thu tháng 8 năm Bính Dần (1086) khi vua Lý Nhân Tông tổ chức “thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm Học sĩ”2. Chức quan Hàn lâm Học sĩ vốn bắt nguồn từ đời vua Đường Huyền Tông, khi ông cho tuyển các triều thần có tài năng về văn học sung bổ vào Hàn lâm, nhưng đến đời vua Đường Đức Tông, vì luôn cần có người thương nghị việc cơ yếu, Hàn lâm Học sĩ dần trở thành cố vấn thân cận nhất cho Hoàng đế, từ đó về sau đã trở thành định chế. Phàm là việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm tướng văn, tướng võ, sách lập Thái tử, tuyên bố chinh phạt hoặc đại sắc chiếu * Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. mệnh của triều đình đều do Hàn lâm Học sĩ khởi thảo. Vì vậy, chức nhiệm của Hàn lâm Học sĩ rất trọng, phẩm trật cao, khi có yến tiệc, được ngồi dưới Tể tướng, trên Nhất phẩm, nên có tên gọi là Nội tướng3. Những người đã từng giữ chức Hàn lâm Học sĩ sẽ được thăng tuyển dễ dàng, thường được thăng tới chức Tể tướng. Riêng về chức Học sĩ ở nước ta, sử gia Phan Huy Chú cho biết: “Chức Học sĩ bắt đầu có từ đời Lý. Đời Nhân Tông đã đặt Học sĩ các điện (như Bùi Cảnh Hựu làm Văn Minh điện Học sĩ). Nhà Trần theo quan chế nhà Lý, lại đặt thêm những chức Kinh diên Đại học sĩ, Nhập thị Học sĩ, Thiên chương Học sĩ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN