tailieunhanh - Khai thác nước biển sâu ngành công nghiệp tiềm năng của Việt Nam

Khai thác nước biển sâu là một ngành công nghiệp mới phát triển ở một số nước= như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhằm phục vụ cho nhu cầu về y tế, chữa bệnh, dược phẩm, đồ uống cao cấp, sản xuất muối tinh khiết, nước chưng cất để ướp giữ thực phẩm, | KHAI THÁC NƯỚC BIỂN SÂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TIỀM NĂNG CỦA VIỆT NAM TRẦN NGỌC SƠN* Khai thác nước biển sâu là một ngành công nghiệp mới phát triển ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhằm phục vụ cho nhu cầu về y tế, chữa bệnh, dược phẩm, đồ uống cao cấp, sản xuất muối tinh khiết, nước chưng cất để ướp giữ thực phẩm, Với hơn km bờ biển và thềm lục địa ở độ sâu dưới 200m chiếm hơn nửa diện tích biển, Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một quốc gia khai thác nước biển sâu trong chiến lược kinh tế biển của mình. Để phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự phát triển đất nước”.* I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC BIỂN SÂU 1. Nước biển sâu Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ * Tiến sỹ, Trường Đại học Đông Á. bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ. Đại dương được chia ra thành nhiều khu vực hay tầng, phụ thuộc vào các điều kiện vật lý và sinh học của các khu vực này. Vùng biển khơi bao gồm mọi khu vực chứa nước của biển cả (không bao gồm phần đáy biển) và nó có thể phân chia tiếp thành các khu vực con theo độ sâu và độ chiếu sáng. Vùng chiếu sáng che phủ đại dương từ bề mặt tới độ sâu 200m. Đây là khu vực trong đó sự quang hợp diễn ra phổ biến nhất và vì thế chứa sự đa dạng sinh học lớn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.