tailieunhanh - Các bước tiếp cận xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên miền núi cấp làng xã
Tài liệu Các bước tiếp cận xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên miền núi cấp làng xã đưa ra 9 cách tiếp cận về xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên miền núi cấp làng xã và bài học rút ra từ các cách tiếp cận. | TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢN ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HƯỚNG TỚI PHỤ NỮ DÂN TỘC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI NHÂN VĂN VÙNG CAO --- * TEW/CHESH/CIRD *--- CÁC BƯỚC TIẾP CẬN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN MIỀN NÚI CẤP LÀNG XÃ Hà nội, ngày 14 tháng 12 năm 2002. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NHẤT Nghiên cứu và học tập các ngôn ngữ, phong tục, tập quán, các kinh nghiệm địa phương và các giá trị đạo đức, tín ngưỡng của chính cộng đồng nơi mình đến làm việc. BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ NHẤT 1. Hiểu được cộng đồng có những tiềm ẩn rất mạnh và rất thuận trong quá trình triển khai các hoạt động -> đây chính là chía khoà giúp cán bộ của ba trung tâm TEW/CIRD/CHESH mở dần được các bế tắc trong cách thức tiếp cận với cộng đồng; 2. Đồng thời, các cán bộ của các trung tâm TEW/CHESH/CIRD hiểu được chính bản thân mình để có thể tìm ra phương pháp và cách thức tiếp tục tự đào tạo và bồi dưỡng kinh nghiệm để có đủ năng lực cũng như tư chất đạo đức tiếp tục làm việc với cộng đồng. Các bước tiếp cận trong xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên miền núi cấp làng xã của Trung tâm TEW, Trung tâm CHESH và Trung tâm CIRD. 2 BƯỚC TIẾP CẬN THỨ HAI Phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống lãnh đạo truyền thống và các chuẩn mực qui định đạo đức của cộng đồng và hệ thống lãnh đạo chính thống cũng như kinh nghiệm của chính quyền địa phương sở tại. BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ BƯỚC TIẾP CẬN THỨ HAI 1. Phát huy tối đa sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền sở tại (chính thống) và những di sản sáng tạo của hệ thống truyền thống; 2. Tạo cơ hội để giảm sự tự ti và mặc cảm, tăng tính tự tin và hiểu biết lẫn nhau giữa hai hệ thống chính thống và truyền thống. Góp phần cải thiện tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm và tự ti của cộng đồng dân tộc thiểu số; 3. Động viên và tăng cường hiểu biết lẫn nhau .
đang nạp các trang xem trước