tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư. Chương 2: Quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư. | Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thị Thập Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống, tập hợp những vấn đề lý luận chung về quyền tài sản tư. Hệ thống, tập hợp những vấn đề lý luận chung về quyền sử dụng đất và những vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư. Khái quát sự phát triển của các quy định về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư ở nước ta. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư. Đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư: Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật đất đai năm 2003 về quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chuyển quyền sử dụng đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo sự thống nhất, tương thích với Bộ luật dân sự và các đạo luật khác có liên quan; Bổ sung các quy định về xây dựng hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về nhà, đất và công khai hóa các thông tin về nhà, đất; Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung nhằm góp phần đảm bảo thực thi quyền sử dụng đất dưới góc độ quyền tài sản tư Keywords: Quyền sử dụng đất; Quyền tài sản tư; Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật dân sự Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng chế độ "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Để hiện thực hóa mục tiêu này, Đảng ta phát động thực hiện công cuộc đổi mới toàn dân đất nước, coi trọng và đề cao lợi ích trực tiếp của người lao động. Bước đột phá của công cuộc đổi mới được Đảng ta xác định là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nhằm giải phóng .
đang nạp các trang xem trước