tailieunhanh - Tư tưởng phật giáo và nho giáo với tiến trình phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam, có thể khẳng định rằng, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và đặc biệt thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497).* | TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV NGUYỄN THANH BÌNH* Trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam, có thể khẳng định rằng, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và đặc biệt thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497).* Có nhiều nguyên nhân, nhân tố tác động đến tiến trình phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ này. Trong những nguyên nhân, nhân tố ấy, không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo và Nho giáo. Chính các ông vua, các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lý - Trần và Lê sơ đã vận dụng (trên cơ sở cải biến, phát triển và bổ sung) nhiều tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo với tính cách là hệ tư tưởng, là cơ sở lý luận chủ yếu để kiến tạo và phát triển bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến về mọi mặt và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Tất nhiên, giữa Phật giáo và Nho giáo có nhiều tư tưởng, tính chất khác nhau. Do vậy, phạm vi, tính chất ảnh hưởng và vai trò của hai dòng tư tưởng này đối với tiến trình phát triển của Nhà nước phong kiến, của quốc gia Đại Việt là khác nhau. Phật giáo và Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Trong Tiến sỹ, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. * suốt thời kỳ Bắc thuộc, các tập đoàn phong kiến phương Bắc đã du nhập và sử dụng hai dòng tư tưởng này (chủ yếu là Nho giáo) để xâm lược, xoá bỏ nền văn hoá Việt và biến nền văn hoá ấy thành một bộ phận của nền văn hoá Hán, biến nước ta thành quận, huyện của Trung Hoa. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực và hậu quả nặng nề mà các tập đoàn phong kiến phương Bắc xâm lược gây ra, để lại cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Song, cũng phải thừa nhận vai trò nhất định của Phật giáo và Nho giáo trong việc hình thành giai cấp phong kiến Việt Nam, trong việc kiến tạo và chỉ đạo hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến (sau các cuộc khởi nghĩa chống
đang nạp các trang xem trước