tailieunhanh - Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống. Nghiên cứu thực hiện 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) - 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS). | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH Ngô Văn Quyền**, Nguyễn Thy Khuê** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống (GXCS). Phương pháp: 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) – 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS). Dùng bộ câu hỏi Qualeffo-41 (đã được thẩm định giá trị) để đánh giá CLCS ở phụ nữ LX. Dữ liệu được so sánh với 37 người đối chứng. Kết quả: T-score cột sống thì tương tự ở 2 nhóm nhỏ phụ nữ LX. BMI, tuổi mãn kinh thì tương tự ở 2 nhóm nhỏ của phụ nữ LX và nhóm chứng. Bệnh nhân bị LX cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài (84% phụ nữ GXCS, 59% phụ nữ không GXCS, suy giảm chức năng cơ thể, giảm hoạt động xã hội, giảm chịu đựng (43% phụ nữ không bị GXCS). Nhìn chung, 76% phụ nữ cho thấy giảm CLCS. Ngược lại, ở nhóm chứng chỉ 24% giảm CLCS. Kết luận: CLCS ở bệnh nhân LX phải được điều tra trước khi GX, mục đích là tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thích hợp để giúp bệnh nhân có chiến lược hiệu quả để chấp nhận và đối phó với bệnh. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, loãng xương sau mãn kinh. ABSTRACT EVALUATION OF QUALITY OF LIFE IN PATIENTS WITH POST-MENOPAUSAL OSTEOPOROSIS Ngo Van Quyen, Nguyen Thy Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 142 - 148 Background: To evaluate the impact of osteoporosis on the patients' quality of life, particularly in the absence of fractures. Methods: 74 post-menopausal women (age 55-82) - 37 with uncomplicated primary osteoporosis and 37with primary osteoporosis complicated by vertebral fractures; were studied using the validated questionnaires: Qualeffo-41 for quality of life in osteoporosis. Data were compared to those of 37 controls. Results: T-score of spine were similar in the two subgroups

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN