tailieunhanh - Đặc điểm văn hóa truyền thống của nền hành chính nhà nước với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Về mặt hành chính, làng xã là khâu trung gian kết nối các cá thể thành viên cộng đồng với nhà nước. Tất cả chỉ thị, yêu cầu của chính quyền trung ương đến với người dân đều phải qua cấp hành chính trực tiếp (cơ sở) - làng xã. | ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỚI YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY TRƯƠNG QUỐC CHÍNH* 1. Một số đặc điểm văn hóa truyền thống của nền hành chính nhà nước . Thể chế làng xã Việt Nam* Từ thế kỷ X trở đi, cùng với sự hưng thịnh của chế độ phong kiến, các công xã nông thôn đã dần bị phong kiến hoá và trở thành các đơn vị xã hội - hành chính cơ sở của chính quyền phong kiến với tên gọi chung là xã (gồm nhiều thôn hay làng). Về mặt hành chính, làng xã là khâu trung gian kết nối các cá thể thành viên cộng đồng với nhà nước. Tất cả chỉ thị, yêu cầu của chính quyền trung ương đến với người dân đều phải qua cấp hành chính trực tiếp (cơ sở) - làng xã. Chính vì vậy, trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, thường rất ít những quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với cộng đồng lớn, mà chủ yếu là quan hệ trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng với nhau; một cá nhân thành viên cộng đồng chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ, do đó, cá nhân luôn bị tan biến trong cộng đồng. Nhiều học giả nhận định rằng, truyền thống cộng đồng làng xã Việt Nam đã tạo ra truyền thống dân chủ làng xã. Điều này đã làm hình thành một phương châm tồn tại, theo đó để duy trì quan hệ cộng đồng, cá nhân phải hoà mình vào tập Tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. * thể. Có thể nói, đây là một thuận lợi cho việc cố kết cộng đồng. Tuy nhiên, cái được gọi là truyền thống dân chủ làng xã ấy, sau đó đã phải nhường chỗ cho những nguyên tắc cứng nhắc được mặc định (chẳng hạn như lệ làng) buộc làng xã phải vận hành theo. Thể chế làng xã có điểm mạnh là tính tự quản, thể hiện ở chỗ: việc các thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương. Trong mối quan hệ giữa làng xã với chính quyền trung ương, về nguyên tắc, chính quyền trung ương không giao dịch trực tiếp với dân cư ở cộng đồng làng xã, mà quản lý thông qua đại diện của làng xã. Hiện nay, nhà nước pháp quyền và nền hành chính .
đang nạp các trang xem trước