tailieunhanh - Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chính là điều tra viết để chỉ ra thực trạng khó khăn tâm lý (KKTL) trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên (SV) dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN). Kết quả cho thấy SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất còn gặp khá nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ. Họ gặp khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn so với khó khăn về nhận thức và thái độ học ngoại ngữ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 31, Số 3 (2015) 33-43 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Đặng Thị Lan* Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 16 tháng 04 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 03 tháng 08 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 03 tháng 09 năm 2015 Tóm tắt: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chính là điều tra viết để chỉ ra thực trạng khó khăn tâm lý (KKTL) trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên (SV) dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN). Kết quả cho thấy SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất còn gặp khá nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ. Họ gặp khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn so với khó khăn về nhận thức và thái độ học ngoại ngữ. Nếu xét theo một số dân tộc thiểu số thì có sự khác biệt về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV các dân tộc Mường, Nùng, Tày và Sán Dìu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số ý kiến giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất khắc phục những KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ để đạt kết quả cao trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ khóa: Khó khăn tâm lý, hoạt động học ngoại ngữ, sinh viên dân tộc thiểu số. 1. Đặt vấn đề∗ Thời gian gần đây, các công trình nghiên cứu về SV đều cho rằng kết quả học tập của SV trong năm đầu học ở đại học thường chưa cao, tính ổn định thấp hơn so với những năm học tiếp theo. Điều này không chỉ đúng với SV ở các trường đại học, mà còn đúng với SV Trường ĐHNN-ĐHQGHN; không chỉ đúng với SV có lực học trung bình, mà còn đúng với SV có lực học khá và giỏi; không chỉ đúng với SV nói chung, mà còn đúng với SV các dân tộc thiểu số nói riêng. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do SV gặp nhiều KKTL trong hoạt động học khi chuyển từ bậc phổ thông lên bậc đại học. Vì vậy, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.