tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam

Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể trong tố tụng phá sản, thực trạng pháp luật về chủ thể này, chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định về Tổ quản và xử lý tài sản phá sản, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý và xử lý tài sản, đảm bảo được quyền lợi của chủ nợ, con nợ và người lao động một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. | Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam Đặng Văn Huy Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nghiên cứu các quy định về Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản năm 2004, sự thay đổi so với Luật phá sản năm 1993. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chủ thể quản lý tài sản nói chung và Tổ quản lý và thanh lý tài sản nói riêng cũng như về khái niệm, đặc điểm và nội dung quy chế pháp lý của Tổ trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Đánh giá thực trạng pháp luật về Tổ quản lý và thanh lý tài sản, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của nó trong thời gian qua. Kiến nghị phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của quy chế pháp lý về Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Thanh lý tài sản; Luật phá sản. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ là một điều tất yếu. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế vận hành và chịu sự chi phối của các quy luật này, doanh nghiệp nào thích nghi và vận hành phù hợp với các quy luật đó thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại các doanh nghiệp sẽ không thể phát triển và tồn tại được. Sự đào thải các doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại trong nền kinh tế được thể hiện thể hiện thông qua nhiều hình thức, cơ chế khác nhau và thủ tục phá sản là một trong những cơ chế phổ biến nhất Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta được khởi xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã và đang vận hành cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế - xã hội thế giới. Nằm trong quy luật chung đó, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta ra đời, tồn tại và phát triển và cũng không tránh khỏi trường hợp có những doanh nghiệp làm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN