tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính. Chương 2: Pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính. Chương 3: Tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính. | Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Hương Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và vấn đề pháp lý của hoạt động mua lại và sáp nhập các tổ chức tài chính theo pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia điển hình (Pháp, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG) và pháp luật của Việt Nam. Đưa ra những nhận xét, đánh giá về pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh hoạt động này. Qua đó đề xuất một số kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính tại đây Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật; Việt Nam; Tổ chức tài chính Content MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Mua lại và sáp nhập (M&A) là những hoạt động kinh doanh và quản trị không xa lạ ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Mục tiêu các hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có thể là để tối đa hóa lợi nhuận, đa dạng hóa và giảm rủi ro cho chủ sở hữu, hoặc gia tăng các lợi ích cho các nhà quản trị, cũng như có thể xuất phát từ mục tiêu của chính phủ nhằm tái cơ cấu lại hệ thống trong các cuộc khủng hoảng. Thực tế hoạt động của các TCTD ngân hàng và phi ngân hàng tại Việt Nam cho thấy, hoạt động M&A đã từng được thực hiện vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ XX sau cuộc đổ bể của các Hợp tác xã tín dụng. Như một xu hướng tất yếu, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động M&A sẽ ngày càng sôi động. Đây được nhận định là một xu hướng tốt lành cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với điều kiện, thị trường này phải hoạt động lành mạnh theo những quy định của luật pháp. Thời gian qua, dù khung pháp lý của thị trường M&A đã được cải thiện, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán,
đang nạp các trang xem trước