tailieunhanh - Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Khánh Hòa

Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Khánh Hòa trình bày các loại hình di tích văn hóa khảo cổ; Di tích văn hóa lịch sử; Loại hình về di tích văn hóa nghệ thuật; Các làng nghề thu hút khách du lịch tại Khánh Hòa; Những thách thức trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch Nhân văn,. . | TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH KHÁNH KHOÀ ThS. Nguyễn Thế Trung* Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Biển & Đảo Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM Sự đa dạng về mặt địa hình với núi cao, biển đảo, đồng bằng, cùng với lịch sử -văn hóa phát triển lâu đời, Khánh Hòa trở thành một vùng đất có sức hút đặc biệt. “ Miền đất giàu đẹp nhất miền Trung và mang trong mình nhiều điều kỳ thú” ấy đã khẳng định sự giàu có về tài nguyên du lịch sinh thái và nhân văn. Đầu tiên, chúng ta chú ý đến loại hình di tích văn hóa khảo cổ. Thời gian qua, tại nhiều đảo ven biển Khánh Hòa, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt các di chỉ khảo cổ có giá trị cao. Được phát hiện vào năm 1979 và được khai quật hai lần vào năm 1980 và 1992, di chỉ Xóm Cồn (3500-3000 năm ) được xem là một dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu Tiền - sơ sử Khánh Hòa. Hiện vật thu được rất phong phú với các công cụ đá (rìu, bôn, công cụ chặt, bàn mài, hòn kê, hòn ghè, mũi khoan), đồ gốm, các loại xương thú, vỏ các loại nhuyễn thể biển ken dày giữa các tầng văn hóa. Nằm ở xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, di chỉ Hòa Diêm (thế kỷ III kỷ II-III ) được khai quật lần đầu tiên vào tháng 4/1998, lần hai vào năm 2002. Đây là loại di chỉ cư trú- mộ táng. Kết quả khai quật gồm di vật bằng đá, đồng, sắt, thủy tinh, mã não có niên đại cách đây từ 2000 - 2500 năm. Nằm trên địa phận thôn Vĩnh Yên, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, di chỉ làng cổ Vĩnh Yên có niên đại cách đây - năm được phát hiện năm 2005. Trong đợt khai quật năm 2010, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng ngàn hiện vật, bao gồm: công cụ lao động bằng đá (bàn mài, hòn ghè, hòn đập, hòn kê, rìu đá.), 24 hiện vật kim loại (lục lạc đồng, đinh sắt, tiền đồng ), 190 hiện vật gốm (bát bồng, bình, nồi, vò ), trên 10 tấn gốm các loại. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy hiện vật có giá trị cho việc nghiên cứu như hình linga được làm bằng đá thạch anh. Đặc biệt, sự phát hiện và khai quật 6 mộ nồi vò và 17 huyệt đất đã chứng tỏ cư dân Vĩnh yên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.