tailieunhanh - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bài viết phân tích thực trạng áp dụng Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên thế giới và tại các doanh nghiệp Việt Nam, cả những thành công, thách thức và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng thành công Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam. | Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGÔ PHÚC HẠNH* Tóm tắt: Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đã trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng các nhà quản lý và doanh nghiệp. Đây là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp hoạch định, thực hiện, kiểm soát và ra quyết định một cách hiệu quả nhất. Bài viết phân tích thực trạng áp dụng Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên thế giới và tại các doanh nghiệp Việt Nam, cả những thành công, thách thức và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng thành công Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Quản lý doanh nghiệp, hệ thống hoạch định nguồn lực, nguồn lực. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ giúp quản lý các hoạt động chủ chốt trong doanh nghiệp, bao gồm như kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp, như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền vốn, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lập kế hoạch. Một phần mềm ERP cho phép doanh nghiệp cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên. Ðặc trưng của phần mềm ERP là cấu trúc phân hệ (module). Phần mềm có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn. Các phân hệ cơ bản của một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN