tailieunhanh - Những Tết năm xưa trên quê hương yêu dấu

Những Tết năm xưa trên quê hương yêu dấu trình bày về: Tết Nguyên Đán, ngày thiên liêng trọng đại; Một vài phong tục Tết đã mai một theo thời gian; Những Tết năm xưa trên quê hương,. . | NHỮNG TẾT NĂM XƯA TRÊN QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU MƯỜNG GIANG Tết Nguyên Ðán là một trong những lễ hội thiêng liêng nhất của dân tộc Việt. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, thời họ Hồng Bàng trị vì cách đây hơn mấy ngàn năm, tổ tiên ta đã biết tổ chức các cuộc vui mừng xuân, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng thắm đượm tình tự dân tộc. Thế rồi đất nước không may đắm chìm trong địa ngục Bắc thuộc suốt ngàn năm đô hộ của giặc Tàu. Tuy sử không nhắc tới thảm tuyệt đau hận nhục hờn, mà người nô lệ Việt gánh chịu, chúng ta cũng có thể hình dung được số phận của dân tộc lúc đó ra sao, qua bức tranh vân cẩu hiện thực của chế độ toàn trị CSVN ngày nay. Năm 938 sau Tây lịch (STL), Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Ðằng Giang, cởi ách nô lệ cho dân tộc, mở đầu kỷ nguyên độc lập tự cường cho VN. Nhưng phải tới năm 1010 Lý Thái Tổ dựng lên nhà Hậu Lý, chỉnh đốn triều cương ban hành luật pháp, thì xã hội nhân tâm mới được ổn định, an hưởng thái bình. Cũng từ đó Phật giáo được chọn làm quốc giáo đồng hành với Nho và Lão, ảnh hưởng trực tiếp tới các phong tục tập quán của dân tộc Việt. Tết Nguyên Ðán vì thế cũng mang những sắc thái mới, chẳng những trong chốn cung đình mà còn phổ quát khắp dân gian. Do tính chất thiêng liêng cao quý trên, nên người Việt dù sống trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ quên những ngày tết, thậm chí ngay lúc phải sống lưu vong hay tha phương cầu thực nơi xứ người. Trên đất Bắc từ sau năm 1955 và cả nước sau ngày 30-4-1975 dưới ách thống trị của cộng sản Hà Nội, những ngày tết đến trong sự buồn bã tủi nhục, vì đã mất hết ý nghĩa thiêng liêng cao quý, truyền thống ngàn đời của dân tộc. Sau năm 1990, đệ tam cộng sản quốc tế từ Liên Xô, Ðông Âu tới Ðông Ðức và nhiều nước khác trên thế giới lần lươt sụp đổ. Ðể cứu đảng cứu mạng, Hà Nội hoan hỉ cuốn rèm sắt, mở cửa quan, trải thảm đỏ quỳ gối cúi đầu rước tư bản luôn cả người Việt tị nạn về nước thăm nhà. Trong nước, để xoa dịu sự căm hận tột cùng của hơn 80 triệu đồng bào đang bị kềm kẹp bóc lột, ngụy quyền Hà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN