tailieunhanh - Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương (Qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương (Qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) bao gồm những nội dung về cải cách hành chính và một số vấn đề lý luận về cơ chế "một cửa", tình hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương, phương hướng tăng cường cải cách thủ tục hành chính. | Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương (Quan thực tiễn tỉnh Bắc Giang) Lương Thị Phương Thúy Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01 Người hướng dẫn: . Đào Trí Úc Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương 1: Cải cách hành chính và một số vấn đề lý luận về cơ chế "một cửa". Chương 2: Tinh hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (qua thực tiễn Bắc Giang). Chương 3: Phương hướng tăng cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Keywords: Thủ tục hành chính; Cơ chế một cửa; Hành chính nhà nước; Cải cách hành chính Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đã kéo theo những chuyển biến nhất định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu cần phải có một nền hành chính hiện đại, đủ sức đảm nhiệm công tác quản lý trong điều kiện mới của đất nước. Trước yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tiến hành cải cách hành chính và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. Thủ tục hành chính liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN