tailieunhanh - Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác và hiện đại ngoài Mác

“Cá nhân” và “Xã hội” là những khái niệm cơ bản của các khoa học xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhiều “định nghĩa” khác nhau về “cá nhân” và “xã hội”. Trong bài viết này, tác giả khảo sát quan niệm của một số học giả phương Tây về “cá nhân” và “xã hội” nhằm cung cấp thêm những cách nhìn đa chiều về hai khái niệm này. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 QUAN NIỆM VỀ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRƯỚC MÁC VÀ HIỆN ĐẠI NGOÀI MÁC NGUYỄN CHÍ HIẾU * Tóm tắt: “Cá nhân” và “Xã hội” là những khái niệm cơ bản của các khoa học xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhiều “định nghĩa” khác nhau về “cá nhân” và “xã hội”. Trong bài viết này, tác giả khảo sát quan niệm của một số học giả phương Tây về “cá nhân” và “xã hội” nhằm cung cấp thêm những cách nhìn đa chiều về hai khái niệm này. Từ khóa: Cá nhân, xã hội, lịch sử tư tưởng phương Tây. 1. Các quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác Vấn đề cá nhân, xã hội và mối quan hệ giữa chúng đã được các nhà tư tưởng quan tâm ngay từ thời cổ đại. Thuật ngữ “cá nhân” xuất phát từ tiếng Hy Lạp atomon với nghĩa đen là “không thể phân chia được nữa”(1). Quan niệm này được thể hiện rõ nhất trong nguyên tử luận của Lơxíp và Đêmôcrít. Quan niệm “Cá nhân” với nghĩa đó được hiểu là một sự vật, hiện tượng riêng lẻ, một hiện hữu riêng biệt và có thể phân biệt một cách rạch ròi với các sự vật, hiện tượng khác. Nó được áp dụng đặc biệt vào con người nhằm để chỉ chủ thể đạo đức. Ngoài ra, “cá nhân” còn được sử dụng để phân định những phẩm chất riêng có, những lợi ích và mối quan tâm đặc thù của từng người riêng lẻ so với nhóm dân cư (cộng đồng, xã hội, tập thể) mà người đó xuất thân và thậm chí được xem là những tiêu chí để định hình các nhân tố chủ quan thuộc về nhân cách của cá nhân. 24 Tuy Aritstốt không phải là người đầu tiên bàn đến cá nhân, xã hội cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng Hy Lạp cổ đại, nhưng quan niệm của Arixtốt được đánh giá là cội nguồn của văn hóa phương Tây. Trong cuốn “Chính trị” (Politic), ông coi con người là một động vật xã hội. Khác với triết gia Platôn cho rằng, bản chất của các sự vật không nằm ở các sự vật riêng lẻ, cảm tính mà tồn tại trong thế giới ý niệm, Arixtốt quan niệm rằng, bản chất của sự vật nằm trong từng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.