tailieunhanh - Giáo dục cho mọi người xu hướng cải cách giáo dục và những thách thức chính sách ở các nhà nước phúc lợi phát triển và đang phát triển
Bài viết nghiên cứu, đánh giá về các động lực thúc đẩy của xu hướng mở rộng của giáo dục; phân tích sự khác nhau về đặc tính của các cải cách; nêu bật một số hệ quả không lường trước được phát sinh từ những cải cách gần đây ở các nước phát triển và đang phát triển (Thụy Điển và Việt Nam là hai nghiên cứu trường hợp); thảo luận về sự phát triển ở các nhà nước phúc lợi đã phát triển cao và đang phát triển nhanh. | Giáo dục cho mọi người . GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI XU HƯỚNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH SÁCH Ở CÁC NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN(1) TOMAS KORPI* Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu, đánh giá về các động lực thúc đẩy của xu hướng mở rộng của giáo dục; phân tích sự khác nhau về đặc tính của các cải cách; nêu bật một số hệ quả không lường trước được phát sinh từ những cải cách gần đây ở các nước phát triển và đang phát triển (Thụy Điển và Việt Nam là hai nghiên cứu trường hợp); thảo luận về sự phát triển ở các nhà nước phúc lợi đã phát triển cao và đang phát triển nhanh. Từ khóa: Cải cách giáo dục, chương trình giáo dục. 1. Sự mở rộng của giáo dục trên khắp thế giới Những thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng về chính sách công trên thế giới. Các nước công nghiệp đã mở rộng đáng kể các chương trình bảo hiểm xã hội và dịch vụ xã hội, dựa trên những chương trình có qui mô nhỏ trước chiến tranh. Thời hoàng kim của nhà nước phúc lợi này đã phải tạm ngừng vào giữa những năm 1980. Sự phát triển của các chương trình bảo hiểm xã hội lần đầu tiên bị đình trệ và sau đó là việc cắt giảm trong một thời gian dài trong nhiều trường hợp tiếp theo. Phong trào cắt giảm lan rộng tới các chương trình bảo hiểm và cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp tài chính của các dịch vụ. Tuy nhiên, tham vọng cung cấp dịch vụ cho toàn dân dường như vẫn còn, ví dụ liên quan đến việc chăm sóc người cao tuổi, và cung cấp các dịch vụ đã trở nên ổn định hơn. Ở hướng ngược lại, hoàn toàn vượt qua xu hướng cắt giảm, đầu tư cho giáo dục vẫn tăng lên. Tiếp tục phát triển mở rộng gần như không bị gián đoạn từ đầu thế kỷ XVI, giáo dục đã trở thành một ngành phát triển vượt trội trong chính sách công. Ngày càng nhiều học sinh học tập lâu hơn, đồng nghĩa với việc trình độ học vấn gia tăng không ngừng.(*) Những phát triển về chính sách đã nêu ở trên liên quan chủ yếu đến các nước công nghiệp. Các nước đang công nghiệp hóa sau đó có sự khác nhau .
đang nạp các trang xem trước