tailieunhanh - Quyền xã hội ở Việt Nam và Đông Á phân tích so sánh thể chế

Bài viết phân tích chính sách xã hội ở khu vực Đông Á với quan điểm so sánh. Bài viết tập trung vào các chính sách bảo hiểm xã hội đang phát triển ở Việt Nam. Một số điểm nổi bật cũng sẽ được rút ra từ kinh nghiệm phát triển nhà nước phúc lợi ở Châu Âu, đặc biệt là ở Thụy Điển | Quyền xã hội ở Việt Nam và Đông Á . QUYỀN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG Á PHÂN TÍCH SO SÁNH THỂ CHẾ(1) SEBASTIAN SIRÉN* Tóm tắt: Bài viết phân tích chính sách xã hội ở khu vực Đông Á với quan điểm so sánh. Bài viết tập trung vào các chính sách bảo hiểm xã hội đang phát triển ở Việt Nam. Một số điểm nổi bật cũng sẽ được rút ra từ kinh nghiệm phát triển nhà nước phúc lợi ở Châu Âu, đặc biệt là ở Thụy Điển. Từ khóa: Thể chế nhà nước phúc lợi, bảo hiểm xã hội, quyền công dân. 1. Thể chế nhà nước phúc lợi và các quyền công dân xã hội Các nhân tố chủ chốt của nhà nước phúc lợi hiện đại là các chương trình bảo hiểm xã hội có mục tiêu đảm bảo mức sống cho người lao động khi thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu, ví dụ trong thời kỳ thất nghiệp, ốm đau hay khi về già. Các quyền xã hội về mức sống của tất cả công dân được pháp luật quy định là một đặc điểm cơ bản của các nhà nước phúc lợi hiện đại. Khái niệm quyền xã hội được sử dụng làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu về các thể chế chính sách xã hội của các quốc gia. Mong muốn đánh giá các quyền xã hội được thể chế hóa đã tạo ra các nỗ lực đánh giá định lượng các quy tắc điều chỉnh chương trình bảo hiểm xã hội (qua các chỉ số như tỷ lệ thay thế, độ dài và sự che phủ); điều đó cho phép thực hiện so sánh giữa các quốc gia(2). Bằng việc nêu rõ các đặc điểm mang tính thể chế của các nhà nước phúc lợi, những nỗ lực này đã đóng góp vào việc phát triển các nghiên cứu về nguyên nhân và hệ quả của việc mở rộng và thu hẹp nhà nước phúc lợi.(*) Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã xác định được các khác biệt giữa các quốc gia về cách thức tổ chức của các thể chế nhà nước phúc lợi. Một số mô hình có tính lý tưởng đã được xác định nhằm ghi Bài viết là một báo cáo khoa học được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Cơ hội cho chính sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam: Ứng phó với toàn cầu hóa, thay đổi về dân số và nghèo đói theo kinh nghiệm của Thụy Điển” (2011 2013) do Viện Nghiên cứu Tương lai (Thụy Điển) chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
37    161    0    06-05-2024
10    121    0    06-05-2024
7    129    0    06-05-2024
173    106    0    06-05-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.