tailieunhanh - Mức độ và mục tiêu của những chuyển giao xã hội: Đối phó với nghèo đói theo quan điểm toàn cầu
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa trợ giúp xã hội với nghèo đói toàn cầu; nghiên cứu so sánh về các nhà nước phúc lợi ở những nước phát triển với những nước có thu nhập thấp và trung bình. Các phân tích thực nghiệm được dựa trên số liệu so sánh thu nhập ở hộ gia đình tại 36 nước trong năm 2005, áp dụng phương pháp mô tả và kỹ thuật hồi quy để đánh giá vai trò của bảo trợ xã hội trong nghèo đói toàn cầu. | Mức độ và mục tiêu của những chuyển giao xã hội. MỨC ĐỘ VÀ MỤC TIÊU CỦA NHỮNG CHUYỂN GIAO XÃ HỘI: ĐỐI PHÓ VỚI NGHÈO ĐÓI THEO QUAN ĐIỂM TOÀN CẦU(1) TOMMY FERRARINI* KENNETH NELSON** JOAKIM PALME*** Tóm tắt: Bài viết phân tích mối quan hệ giữa trợ giúp xã hội với nghèo đói toàn cầu; nghiên cứu so sánh về các nhà nước phúc lợi ở những nước phát triển với những nước có thu nhập thấp và trung bình. Các phân tích thực nghiệm được dựa trên số liệu so sánh thu nhập ở hộ gia đình tại 36 nước trong năm 2005, áp dụng phương pháp mô tả và kỹ thuật hồi quy để đánh giá vai trò của bảo trợ xã hội trong nghèo đói toàn cầu. Từ khóa: An sinh xã hội, nghèo đói toàn cầu, bảo trợ xã hội. Sau hàng thập kỷ với nhiều tranh cãi, giờ đây vai trò của an sinh xã hội đối với vấn đề giảm nghèo đói trở nên rõ ràng hơn trong chương trình phát triển xã hội toàn cầu. Năm 2009, Liên Hợp Quốc phát động sáng kiến “Diễn đàn bảo trợ xã hội” nhằm tạo điều kiện cho công dân toàn cầu tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản và đảm bảo thu nhập. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới thông qua “Chiến lược Bảo trợ xã hội và Lao động” hoạt động trong 10 năm, kêu gọi tăng cường chương trình dịch vụ xã hội ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong khi đó, một số nước đang phát triển cũng đề ra chương trình quốc gia hướng tới phân phối lại nguồn thu nhập, thường có sự trợ giúp của nước ngoài. Mặc dù các tranh luận về bảo trợ xã hội ở các nước đang phát triển không chỉ giới hạn đối với các nước có thu nhập thấp, hiện nay trợ giúp phổ quát và các chương trình an sinh xã hội đã bao trùm cả khu vực phi chính thức và người ta vẫn quan tâm đến các nhóm đối tượng có thu nhập thấp trong chính sách bảo trợ xã hội. Độ lớn của trợ cấp theo thu (1 Bài viết là một báo cáo khoa học, được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Cơ hội cho chính sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam: Ứng phó với toàn cầu hóa, thay đổi về dân số và nghèo đói theo kinh nghiệm của Thụy Điển” (2011 2013) do Viện Nghiên cứu Tương lai (Thụy Điển) chủ trì, tổ .
đang nạp các trang xem trước