tailieunhanh - Văn học trung đại Việt Nam - Vài nét đặc thù

Văn học trung đại Việt Nam - Vài nét đặc thù trình bày về những đặc trưng riêng biệt của văn học trung đại Việt Nam, Những sáng tác trong thời kì văn học trung đại với những bản sắc văn học dân tộc riêng biết, trình bày đặc thù văn học trong văn học trung đại | TIÊU ĐIỂM Chùa Hoa Yên, Yên Tử, Quảng Ninh >> Ảnh: Tú dương Văn học trung đại Việt Nam - vài nét đặc thù Từ góc nhìn của lý luận văn học nói chung, và cả từ trong nhiều công trình về văn học sử Việt Nam, từng có nhiều ý kiến nói đến vai trò “chất nền” của văn học dân gian đối với các quá trình của văn học dân tộc. Người viết sẽ không bàn tới ở đây nội hàm khái niệm văn học dân tộc, cũng không bàn về tỉ trọng của các bộ phận cấu thành nên thực thể ấy, mà chỉ lưu ý một đặc điểm xảy ra trong thực tế của lịch sử văn học, đó là văn học viết ở Việt Nam không ra đời trên cơ sở văn học dân gian. Điều vừa nói có tầm quan trọng phương pháp luận và nhận thức luận, chi phối sâu sắc đến việc trình bày bước khởi điểm của lịch sử văn học. Cách hình dung về vai trò mang tính chất vừa là tiền đề vừa là nguồn dưỡng chất của văn học dân gian đối với văn học viết, mối quan hệ nhân quả, sinh thành giữa 2 bộ phận này sẽ đúng trong 2 trường hợp khi chúng ta nhìn toàn bộ lịch sử văn học thế giới như một khối thống nhất và khảo sát lịch sử của các nền văn học xuất hiện sớm nhất và đóng vai trò là các nền văn học kiến tạo vùng. 40 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội TIÊU ĐIỂM hẳng khó khăn gì trong việc khẳng định những sơ nguyên tượng (archétypes) của những Kinh Thi, Sở từ làm nên cốt lõi đầu tiên trong sáng tác của Khuất Nguyên, Tống Ngọc (dẫn liệu văn học Trung Quốc), của thần thoại và truyền thuyết Hy Lạp cổ đại trong sáng tác của những Homère, Sophocle, Eschile, Euripide (dẫn liệu văn học Hy Lạp). Những quan hệ mang tính sinh thành và quy định trực tiếp của văn học dân gian đối với văn học viết như vậy sẽ không được quan sát thấy nữa trong các nền văn học thứ sinh, tức các nền văn học ra đời sau, do vay mượn sử dụng những chất liệu cấu thành trực tiếp từ một nền văn học kiến tạo vùng có trước. Việc vay mượn sử dụng nguyên liệu theo cách đó khiến cho tất cả các nền văn học thứ sinh này được ra đời theo cách khác, nhìn theo góc độ dân tộc hóa về sau thì đó là một sự di thực. Cần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.